会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận đấu atalanta】Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?!

【kết quả trận đấu atalanta】Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?

时间:2025-01-26 03:24:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:782次

Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?ìsaohơntỷđồngtiềnbánquothơithởcủarừngquotkhógiảingâkết quả trận đấu atalanta

Hạnh LinhHạnh Linh

(Dân trí) - Dù nhận được tiền tỷ trong việc chuyển nhượng kết quả bán tín chỉ carbon nhưng các chủ rừng nhà nước ở Thanh Hóa vẫn loay hoay trong việc giải ngân.

Hơn nửa năm bàn cách giải ngân tiền

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh (Thanh Hóa), cho biết, năm 2023, đơn vị quản lý gần 5.700ha rừng tự nhiên, được chi trả hơn 741 triệu đồng tiền bán tín chỉ carbon.

"Đơn vị đã nhận được số tiền trên từ Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai từ đầu năm 2024. Hơn nửa năm qua, chúng tôi đã họp nhiều lần với các ban, ngành có liên quan để bàn cách giải ngân hợp lý tiền bán tín chỉ, nhưng đến thời điểm này vẫn đang mắc kẹt", ông Dũng nói.

Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán hơi thở của rừng khó giải ngân? - 1

Huyện Như Thanh có 11.000ha rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon (Ảnh: Hạnh Linh).

Ông Dũng cho biết, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ (NĐ107), số tiền bán tín chỉ carbon phải được chi ở các mục như: hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng sống gần rừng, tham gia bảo vệ rừng; chi cho hoạt động các biện pháp lâm sinh, làm giàu rừng, khoanh nuôi, trồng rừng bổ sung.

"Hiện đơn vị đã lập kế hoạch tài chính, đồng thời quyết toán nguồn kinh phí năm 2023 là 0 đồng. Chúng tôi đang xin các cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển nguồn từ năm 2023 sang 2024 nên số tiền bán tín chỉ carbon vẫn chưa thể sử dụng", ông Dũng thông tin.

Ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết năm 2023, huyện này có gần 11.000ha rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon.

Trong đó, số diện tích rừng thuộc các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý khoảng 690ha, thu được hơn 90 triệu đồng và đã được chi trả.

Số diện tích lớn còn lại thuộc quản lý của các chủ rừng nhà nước, các tổ chức rừng như: Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh là hơn 5.100ha, Vườn Quốc gia Bến En là hơn 3.200ha, UBND các xã... Các chủ rừng, tổ chức rừng đều đã nhận được tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.

Tương tự, các chủ rừng nhà nước, tổ chức rừng, UBND các xã ở huyện Lang Chánh cũng đang gặp khó trong quá trình giải ngân tiền bán "hơi thở của rừng".

Ông Lê Xuân Điệp, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cho biết năm 2023, đơn vị nhận được hơn 1 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon, tuy nhiên, đến thời điểm này, tiền vẫn để trong tài khoản, chưa thể giải ngân.

Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán hơi thở của rừng khó giải ngân? - 2

Các chủ rừng nhà nước, tổ chức rừng đang gặp khó khi giải ngân tiền bán tín chỉ carbon (Ảnh: Hạnh Linh).

"Để giải ngân được tiền bán tín chỉ carbon, chúng tôi đang lập hồ sơ thực hiện các biện pháp lâm sinh. Tuy nhiên, Ban đang chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho đơn vị tổ chức thực hiện", ông Điệp nói.

Hơn 100 tỷ đồng "đóng băng" trong ngân hàng

Thống kê của Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa), cho thấy giai đoạn 2023-2025, Thanh Hóa có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, thu về hơn 162 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng quản lý Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai cho biết, năm 2023, địa phương này có gần 25.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; 336 chủ rừng là cộng đồng; 39 chủ rừng là tổ chức; 61 chủ rừng là UBND cấp xã trong diện được chi trả tiền bán tín chỉ carbon.

Cuối năm 2023, Quỹ đã chuyển gần 49 tỷ đồng đến các đối tượng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon. Trong đó, hơn 4 tỷ đồng là kinh phí quản lý. Hơn 23 tỷ đồng chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng cộng đồng. Việc chi trả cho các hộ gia đình thuận lợi, tiền bán tín chỉ phát huy hiệu quả.

Hơn 22 tỷ đồng được Quỹ chuyển về tài khoản của các chủ rừng tổ chức, chủ rừng nhà nước, UBND các xã. Hiện số tiền này chưa thể giải ngân, thực hiện các hoạt động sinh kế, biện pháp lâm sinh.

Ông Tuấn thừa nhận, kế hoạch chi trả cho việc bán tín chỉ carbon là nội dung mới, trong quá trình triển khai phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, tại điểm c khoản 2 điều 3 NĐ107, quy định nguyên tắc "chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước". Đây chính là "nút thắt" dẫn đến nhiều đơn vị nhận tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.

"Phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Thanh Hóa đang được bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước để bảo vệ, khoán bảo vệ rừng. Nếu thực hiện theo nguyên tắc của NĐ107 là "chi chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước", sẽ còn lại rất ít diện tích rừng thực hiện việc khoán, bảo vệ", ông Tuấn lý giải.

Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán hơi thở của rừng khó giải ngân? - 3

Hơn 100 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon rừng ở Thanh Hóa đang "đóng băng" (Ảnh: Hạnh Linh).

Theo ông Tuấn, một bất cập, gây lúng túng trong quá trình triển khai nữa là tại khoản 2 điều 5 NĐ107, quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư.

Trong khi đó, thực tế tại Thanh Hóa diện tích rừng tự nhiên ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư.

"Việc giải ngân tiền bán tín chỉ carbon năm 2023 chưa thực hiện xong. Năm 2024, kế hoạch tài chính chưa được phân bổ. Thực tế, trong 162 tỷ đồng Quỹ nhận từ Trung ương mới thì có 23 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon được sử dụng có hiệu quả, hơn 100 tỷ đồng đang đóng băng ở ngân hàng", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai Thanh Hóa kiến nghị Quỹ Trung ương kéo dài thời gian thực hiện chi trả chi phí bán tín chỉ carbon đến năm 2027 và sớm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ những vướng mắc trên.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
  • Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác mặt trận năm 2020
  • Đoàn viên tham gia đảm bảo an toàn giao thông
  • Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng, chống dịch COVID
  • Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
  • Khởi động chuỗi hoạt động tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ
  • Bắt đối tượng cướp giật tài sản
  • Đại hội điểm Đảng bộ phường Tân Thiện
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
  • Chào Fansipan nóc nhà Đông Dương
  • Phối hợp phân luồng giao thông cho công trình xử lý chống ngập tại nút giao IC3
  • Quản lý người nhập cảnh khi mở lại đường bay quốc tế
  • Singapore dùng robot bay giao hàng
  • Nỗ lực tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị số 16/CT