【giải hạng 5 anh】Dành 1.300 tỷ đồng để xuất khẩu lao động: Liệu có quá cao?
Chỉ gần 50% lao động đi xuất khẩu có kỹ năng
TheànhtỷđồngđểxuấtkhẩulaođộngLiệucóquágiải hạng 5 anho Bộ LĐ-TB&XH, đề án này được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam mỗi năm đưa hơn 100.000 người lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), song mới chỉ có gần 50% trong đó là lao động có kỹ năng, còn lại phần lớn là được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc bổ túc tay nghề.
3 nhóm đối tượng được thụ hưởng bao gồm: người lao động tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo ngoại ngữ, học nghề và vay tín dụng ưu đãi để trang trải các chi phí; các doanh nghiệp (DN) tham gia sẽ được hưởng chính sách khuyến khích phát triển thị trường; những trường nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo những ngành cung cấp được tham gia đề án có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư nhập các mô đun đào tạo nghề phù hợp.
Đánh giá về đề án, TS Đào Công Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng đây là chính sách rất văn minh, đặc biệt là đối với các sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa được đề án này thì cần phải trang bị cho người lao động các yếu tố cần thiết về sức khỏe, kỹ năng nghề, kiến thức hội nhập quốc tế, đặc biệt là ngoại ngữ dù ở bất cứ trình độ nào. Bởi vì, thực tế hiện lao động Việt Nam sang các thị trường làm việc trong những ngành cần lao động phổ thông có thể đáp ứng được ngay, nhưng với những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, số này không nhiều. Ông Hải cho rằng, phải đảm bảo được các yêu cầu này thì khi người lao động sang mới không bị bỡ ngỡ, vì nếu không trang bị sẽ mất thời gian và không hiệu quả khi đi XKLĐ.
Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ chính sách
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đề án này tham vọng đưa 57.000 lao động có trình độ đi XKLĐ với kinh phí dự kiến 1.300 tỷ đồng. Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, theo quy định hiện hành về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động tham gia vào XKLĐ phải nộp chi phí dịch vụ cho doanh nghiệp. Tại thị trường Nhật Bản hiện quy định là 3.600 USD, Đài Loan từ 3.000 – 3.500 USD.
Ông Diệp cho rằng, với đề án này tính trung bình mỗi lao động khi tham gia vào chương trình sẽ mất phí khoảng 25 triệu đồng. Nói về chi phí 1.300 tỷ đồng, ông Diệp khẳng định con số này không phải chỉ đến từ ngân sách nhà nước (NSNN) mà đã ước tính cả phần đóng góp của người lao động, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), riêng nguồn kinh phí cho phát triển thị trường thì chi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Bằng tất cả sự hỗ trợ này, mới có thể đạt được mục tiêu đưa 57.000 lao động đi xuất khẩu.
Như vậy, NSNN chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các chính sách và cơ chế, còn người lao động tham gia XKLĐ sẽ được vay từ nguồn của VDB. Các DN dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các trường nghề muốn đầu tư cơ sở vật chất khi tham gia đề án cũng sẽ vay từ nguồn này.
Ông Diệp cũng khẳng định, khi chưa có đề án này thì người lao động đã phải nộp những khoản chi phí cần thiết từ đào tạo, ngoại ngữ, phong tục, phí dịch vụ…, do đó đây là những chi phí bình thường đối với người muốn tham gia XKLĐ.
“Để thực hiện được đề án chúng ta phải có sự chuẩn bị cần thiết. Chúng tôi tính toán chi phí này không phải là cao nếu đề án trở thành hiện thực. Chúng tôi cũng đang nỗ lực đàm phán với các thị trường để tiếp nhận lao động, hiện đã xuất hiện một số trung tâm liên kết giữa các DN XKLĐ trong nước với các tập đoàn nước ngoài để thực hiện việc đưa số lao động có trình độ này sang nước ngoài làm việc”, ông Diệp nói.
Cũng theo ông Diệp, đề án dự kiến sẽ do Bộ LĐ-TBXH chủ trì thực hiện với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan. Hiện đề án đang được xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành về dự thảo lần một để đảm bảo tính khả thi trước khi trình Chính phủ./.
Đề án dự kiến triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020 sẽ xác định các ngành nghề thí điểm và nhu cầu của từng ngành nghề đối với các thị trường như: điều dưỡng, cơ khí tại Nhật Bản; kỹ sư công nghệ thông tin và cơ khí hàn tại Đức; cơ khí, điện tử tại Hàn Quốc. Giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025, dự kiến sẽ mở rộng các nghề tiếp nhận lao động đối với các thị trường tiếp nhận. |
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Giây phút 'tử thần' của 20 hành khách trên chuyến xe khách
- ·Bố mẹ Kỳ Hân – Mạc Hồng Quân không có mặt trong lễ cưới của con
- ·Vụ án Châu Thị Thu Nga: Bộ Công an thông tin kết quả điều tra
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Điểm chuẩn đại học 2016: Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2016
- ·Vụ sạt lở đất ở Thanh Hóa: 200 người tìm kiếm 5 người mất tích
- ·Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 2/9/2016
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Thủ tướng: Thầy Phạm Đình Thắng là Lục Vân Tiên của thời nay
- ·Cá giò chết nhiều một cách lạ thường tại vịnh Bái Tử Long
- ·Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng vì đứt cáp quang
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Bầu cử Mỹ: Tin tặc tấn công hệ thống bầu cử, lấy thông tin cử tri
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8/2016
- ·Chủ tịch TP.HCM 'mời về' nhiều cấp phó đi họp thay chủ tịch quận
- ·HLV Kim Sang
- ·Sự cố vỡ ống thủy điện sông Bung 2: Khẩn trương tìm kiếm cứu nạn