【kết quả lượt đi c1】Ngành Thực phẩm Việt Nam: Cơ hội và tiềm năng đang rất lớn
Thông tin trên được chia sẻ tại Hội thảo "Phương án xây dựng chiến lược thương hiệu ngành Thực phẩm Việt Nam", vừa được diễn ra sáng nay (9/6).
Ngành Thực phẩm đang dần được ghi nhận hình ảnh tốt trên thế giới
Hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nói chung và thương hiệu ngành Nông sản thực phẩm nói riêng đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Bên cạnh đó, sản phẩm thực phẩm của Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới.
Đánh giá về tiềm năng ngành Thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, ngành Thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng rất lớn của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản, thực phẩm phong phú cho các nước trên thế giới. Hiện nông sản, thực phẩm là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; công tác xúc tiến thương mại ngành Nông sản, thực phẩm đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Trong vòng 20 năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khả thi ở mức 5%/năm, có thể đến 6%, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng việc phát triển các khu vực đô thị hóa và gia tăng thị trường bán lẻ tại Viêt Nam sẽ khiến người dân quan tâm và có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến có chất lượng cao.
Bên cạnh việc đầu tư để khai thác thị trường nội địa, tiềm năng khai thác và chế biến thực phẩm của Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài cũng rất đáng kể. Việt Nam luôn là một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 23,05 tỷ USD. Dự kiến từ năm 2017, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt trên 31 tỷ USD.
Cần truyền thông, quảng bá thương hiệu thường xuyên
Theo ông Leon Trujilo - Chuyên gia quốc tế, xây dựng thương hiệu của ngành Thực phẩm Việt Nam là giải pháp để tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành Thực phẩm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, thực phẩm Việt Nam mới chỉ có các thương hiệu đơn lẻ, mà chưa có một thương hiệu bao trùm cho ngành để tạo được sức mạnh làm thay đổi nhận thức. Và để xây dựng thương hiệu ngành Thực phẩm thành công các doanh nghiệp cần thực hiện chiến dịch nghiên cứu với sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đó có những chuyên gia nước ngoài lẫn trong nước. Cùng với đó, phải có những định vị sự khác biệt so với các đơn vị khác về sản phẩm, chất lượng. Đặc biệt phải có chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu bài bản và thường xuyên.
Với mục đích xây dựng, quảng bá hiệu quả hình ảnh chung của ngành Thực phẩm Việt Nam, nhằm tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành Thực phẩm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, Chương trình xây dựng thương hiệu ngành Thực phẩm Việt Nam đã được triển khai thực hiện.
Việc khởi động Chương trình Xây dựng chiến lược thương hiệu thực phẩm được tiến hành từ năm 2014, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại. Chương trình được chia làm 4 giai đoạn, với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và hiệp hội liên quan, Bộ Công thương đã hoàn thành giai đoạn 1 (Xác định mục tiêu và phương pháp) và giai đoạn 2 (Nghiên cứu và phân tích); giai đoạn 3 là xây dựng chiến lược (2016 - 2017); giai đoạn 4 - thực hiện chiến lược (2018 - 2020). |
HA (t/h)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Người dùng Binance hoang mang khi bất ngờ bị tạm ngưng giao dịch
- ·Gần 4 triệu thuê bao di động phải chuẩn hóa thông tin cá nhân
- ·Xem robot chó AI chơi bóng đá bất chấp địa hình
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Lộc Trời tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trong năm 2022
- ·10 bước bảo vệ tài khoản Facebook không cần mua tích xanh
- ·Chính sách phát triển công nghiệp cần mang “tiếng nói” doanh nghiệp
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·MobiFone phát triển giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Bàn phím SwiftKey cho iPhone tích hợp chatbot Bing AI
- ·Giá Bitcoin nhảy lên hơn 26.000 USD
- ·Trung Quốc điều tra lãnh đạo hãng chip nổi tiếng
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Herbalife Việt Nam nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”
- ·CEO Apple sang Trung Quốc
- ·Ba màu sắc mới trên iPhone 15 ra mắt năm nay
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Karofi, “chuyên gia” lọc nước mở rộng sang lĩnh vực điều hòa