会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng đá c2 châu âu】Bắt đầu tham gia BHXH sau 1/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần!

【bảng xếp hạng bóng đá c2 châu âu】Bắt đầu tham gia BHXH sau 1/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần

时间:2025-01-10 20:11:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:188次

Từ thời điểm này,ắtđầuthamgiaBHXHsausẽkhôngđượcrútBHXHmộtlầbảng xếp hạng bóng đá c2 châu âu người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Đây là vấn đề rất khó trong quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.

Trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tính đến hai phương án.

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm.

Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13).

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Báo cáo về nội dung này trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về vấn đề trên, do còn có ý kiến khác nhau, để bảo đảm dân chủ và trách nhiệm, ngày 18/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Kết quả cho thấy, có 355/487 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến và bằng 63,66% tổng số đại biểu Quốc hội) lựa chọn Phương án 1; có 38/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến và bằng 7,8% tổng số đại biểu Quốc hội) lựa chọn Phương án 2; có 07/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 1,97% đại biểu cho ý kiến, 1,64% tổng số đại biểu Quốc hội) không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.

Căn cứ kết quả xin ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo Phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là Phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (quy định tại điểm đ khoản 1 của Điều 70 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và điểm đ khoản 1 của Điều 102 đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện).

Kết quả biểu quyết riêng về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có 456/470 đại biểu tán thành, 5 không tán thành và 6 không biểu quyết.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có ý kiến đề nghị cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và nghiên cứu thấu đáo tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc giải quyết phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ theo lộ trình phù hợp với thực tế, chưa đủ điều kiện bãi bỏ ngay mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới nên không có sự biến động, thay đổi lớn dẫn đến việc phải điều chỉnh ngay cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo, quy định về mức tham chiếu dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội nhằm dự liệu cho tình huống thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới khi bỏ mức lương cơ sở, tạo sự ổn định trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sau khi Quốc hội thông qua.

Bên cạnh đó, Điều 74 dự thảo Luật giao Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung bảo hiểm xã hội sẽ bị tác động khi áp dụng chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW để bảo đảm quyền lợi của người lao động. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ quy định như dự thảo Luật.

Vẫn theo bà Thúy Anh,  có ý kiến đề nghị thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần yếu tố có tính chất quyết định đối với công thức tính lương hưu, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cần được có đánh giá toàn diện, tổng thể. Trong khi chưa đánh giá được tác động của việc thay đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo Luật.

Về cơ bản, dự thảo Luật đã có sự đồng thuận, thống nhất của Chính phủ và các cơ quan có liên quan, đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, bà Thúy Anh báo cáo Quốc hội.

Luật mới có 9 nhóm điểm mới

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương, 141 điều, (tăng 1 chương và 5 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình; tăng 2 chương và 16 điều so với Luật hiện hành) cùng 09 nhóm điểm mới như sau:

(1) Quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

(2) Thể hiện liên kết tầng trong hệ thống bảo hiểm xã hội bằng việc quy định chế độ trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Trong thời gian hưởng trợ cấp này, được hưởng bảo hiểm y tếdo ngân sách nhà nước đóng.

(3) Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(4) Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội như giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản.

(5) Dành riêng 1 chương để quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng.

(6) Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”.

(7) Quy định cụ thể hơn về đầu tưvà quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, việc duyệt, thẩm định, phê chuẩn quyết toán chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội.

(8) Đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và về đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội.

(9) Bổ sung quy định về hợp tác quốc tế và quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
  • Ưu tiên phát triển các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại
  • Thế khó của quốc gia sở hữu đồng tiền thống lĩnh
  • Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát
  • Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
  • Những sai lầm về đầu tư mà người nổi tiếng thường hay mắc
  • Một chút xao lòng như gió thoảng qua
  • Cần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển
推荐内容
  • Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
  • Phố Wall ‘thở phào’ kết thúc phiên giao dịch cuối cùng tháng 9
  • Toyota kỳ vọng dòng xe điện giúp vực dậy lợi nhuận đã sụt giảm 36% trong quý 3
  • Chàng trai hoá trang thành cô dâu 'mẹ' 20 năm trước
  • Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
  • Cách nấu lẩu chuẩn vị Hàn Quốc