【tỉ lệ bóng da】Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển
Sự phục hồi đáng kể kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2024 là nhờ nhu cầu của thị trường tăng và hàng tồn kho giảm. Đây sẽ là nền tảng để xuất khẩu bứt phá nếu doanh nghiệp (DN) biết tận dụng cơ hội.
Sản xuất gỗ tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP.Thuận An
Tăng trưởng 2 con số
Theấtkhẩukhảquandoanhnghiệptìmcơhộipháttriểtỉ lệ bóng dao ước tính của UBND tỉnh, lũy kế kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm của tỉnh đạt 11 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,6%, kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đạt 7,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm sản phẩm gỗ, may mặc, sắt thép và điện tử. Trong khi đó, hàng nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu may mặc và hóa chất. Việc nhập nhiều nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất là tín hiệu tốt cho ngành xuất khẩu trong các tháng tiếp theo.
Trao đổi với chúng tôi, ông Điền Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (TP.Thuận An), cho biết tiêu dùng hàng hóa tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu đang có tín hiệu tốt dần lên. Điều này thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu tăng, trong đó có nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ trong 4 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực, khoảng 65 - 70% so với thời điểm năm 2022. Với đà tăng trưởng hiện tại, dự báo ngành gỗ sẽ có nhiều triển vọng khả quan trong năm 2024.
Theo thống kê của Cục Hải quan Bình Dương, từ ngày 29-4 đến hết ngày 1-5, Hải quan Bình Dương đã giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa cho 1.365 tờ khai của 182 DN. Mặt hàng chủ yếu là đồ điện tử, nội thất, linh kiện điện tử, giày, lốp xe, thép… |
Tuy nhiên, dưới góc độ thị trường, ông Hiệp lưu ý các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ bảo đảm hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính… Nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ sản phẩm hàng hóa ngày càng gia tăng, cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp cũng là thách thức không nhỏ đối với các DN xuất khẩu đồ gỗ.
Theo đó, để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về xuất xứ, môi trường, ngành gỗ và nội thất Bình Dương phải chú trọng vào đầu tư cho thiết kế, sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. “Hiện các DN đang nỗ lực đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất cao hơn. Với vị thế thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới, ngành gỗ Việt Nam đã mở rộng thị trường, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như UAE, Ấn Độ…”, ông Hiệp cho biết.
Với ngành may mặc, bà Phan Lê Diễm Trang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, cho biết đơn hàng trở lại do nhu cầu tiêu dùng của thị trường phục hồi, song hiện nay năng lực nội tại của các DN trong nước cũng còn hạn chế. Đa số các DN có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu, sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường. Ngành dệt may cần có chiến lược, chính sách cụ thể cho xanh hóa sản xuất. Có thể xây dựng quỹ tài nguyên môi trường cho DN vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho xanh hóa sản xuất. Chính sách này triển khai càng nhanh càng tốt, bởi luật chơi toàn cầu không chờ đợi bất cứ ai. Các DN mong muốn chính sách phải đi đôi với thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước cần lắng nghe cộng đồng DN đang vướng mắc gì để thấu hiểu và chia sẻ.
Hỗ trợ kết nối
Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương, về tổng thể sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm nay không chỉ phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế địa phương, mà còn là một tín hiệu tích cực cho tiềm năng và sự tăng trưởng của thị trường quốc tế. Để giữ vững đơn hàng xuất khẩu sản phẩm chủ lực của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe phản ánh, kiến nghị của DN để giải quyết.
Bà Dương Thị Tú Trinh, Giám đốc Công ty Cổ phần BIFA (BIFA JSC), khẳng định công ty tăng cường kết nối với các đối tác, thị trường, cùng các DN ngành gỗ phát triển. “Chúng tôi nỗ lực hỗ trợ các DN ngành gỗ mở rộng kết nối với các DN trong và ngoài nước để có nhiều lựa chọn nguồn nguyên phụ liệu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Tạo cơ hội cho DN ngành gỗ tiếp tục đa dạng hóa và nâng dần tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác để giảm thiểu rủi ro trong tình hình biến động của thế giới”, bà Dương Tú Trinh khẳng định.
TIỂU MY
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·MobiFone 3C SMS
- ·Công nghiệp game phát triển, nhu cầu Internet chất lượng cao gia tăng
- ·Phát triển bền vững chuỗi giá trị từ đầu tư liên kết thông qua hợp tác xã
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Viettel Post đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm
- ·Gia hạn doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty Denso Việt Nam
- ·TKV: Nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý kinh tế tổng hợp
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Huawei, SMIC vượt qua cấm vận công nghệ bán dẫn của Mỹ
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·BSC và Edmond de Rothschild hợp tác thành lập công ty quản lý quỹ tại Việt Nam
- ·Chiến lược kinh doanh “không giống ai” của VinFast: Đã đến ngày hái quả ngọt
- ·AI đang định hình nền nông nghiệp 2.0
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Bước chuyển của xã thí điểm nông thôn mới thông minh ở Lào Cai
- ·Quảng Nam dự chi gần 34 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng CNTT
- ·Indonesia buộc Google, Facebook ký thỏa thuận chia sẻ doanh thu với báo chí
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Đấu giá “băng tần vàng” cho 5G, sắp chặn điện thoại 2G 'cục gạch'