【kết quả chi lê】Săn cua đá
(CMO) Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, vùng Ðất Mũi còn có những nghề hạ bạc rất độc đáo như: nghề bắt cua đá, cua biển, ốc len, vọp rừng… Những sản vật này được chế biến thành nhiều món ẩm thực nổi tiếng Cà Mau. Ðặc biệt là món cua đá ở Rạch Gốc, Ðất Mũi, được khách du lịch rất ưa thích.
Cua đá có nhiều nhất tại các cửa sông, cửa biển ở Cà Mau. Chúng thường trú ngụ ở lòng sông, trong hang, bọng cây ngập nước..., thời gian sinh sản từ tháng 6-9 và lột xác vào tháng 10-12. Ông Nguyễn Văn Can (ấp Nam Nghĩa, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), làm nghề săn bắt cua đá ở sông Cửa Lớn, Tam Giang, cửa biển Bồ Ðề, Rạch Gốc, cho biết, cua đá sống ven cửa biển, lòng sông, có màu tím sậm, càng cua có màu tím đen, ngoe có lông mềm…; do ở vùng đất bùn phù sa, nước đục nên cua đá biến đổi màu sắc để thích nghi môi trường sống của nó. Còn cua đá sống theo các hang đá ngoài khơi thì con to hơn, thịt ốp hơn và có màu nhạt hơn so với cua sống tại cửa sông, cửa biển.
Ngư dân Ðất Mũi lội sông bắt cua đá. |
Cũng theo ông Nguyễn Văn Can, có nhiều cách để bắt cua đá như: mò hang hoặc trong các bọng cây, hốc cây nằm dưới nước; dùng rập lưới bỏ mồi cá tạp, đợi nước ròng rồi thả rập xuống tận đáy sông để bắt. Với 100 cái rập cua, có ngày ông Can bắt được khoảng 5-7 kg cua đá.
Thả lưới xuống đáy sông Cửa Lớn (huyện Ngọc Hiển) để săn cua đá. |
Anh Châu Sang, cơ sở thu mua hải sản ở Tân Ân (huyện Ngọc Hiển), cho biết: “Trước kia cua đá rất nhiều, nhưng ngày nay, do có nhiều người khai thác nên loài cua này dần cạn kiệt. Mỗi ngày cơ sở chúng tôi thu mua được khoảng vài chục ký, có hôm không đủ giao cho khách. Giá cua đá dao động từ 80.000-140.000 đồng/kg tuỳ loại lớn, nhỏ”.
Cua đá được bán với giá từ 80.000-140.000 đồng/kg tuỳ theo trọng lượng. |
Cua đá tuy không phải là sản vật mang lại giá trị kinh tế cao như các loại hải sản khác, nhưng nó cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho ngư dân làm nghề hạ bạc này để cung cấp cho khách du lịch. Ông Nguyễn Hoàng Hôn (Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Hoàng Hôn, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển) thông tin: “Cua đá chỉ nặng trung bình từ 150-300 gam, cua cái chắc hơn cua đực, đặt biệt thịt càng cua rất ngọt, có mùi thơm đặc trưng, nên đa số khách du lịch đến Ðất Mũi muốn thưởng thức và mua về làm quà cho bạn bè, người thân”. Cua đá được chế biến thành nhiều món ngon, độc đáo như: rang muối, nướng, đặc biệt là hấp bia cùng gừng, sả, rất thơm ngon./.
Huỳnh Lâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết nỗ lực phấn đấu vươn lên
- ·Chủ động đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực môi trường
- ·Xôn xao tháng 6…
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Công an huyện Dầu Tiếng: Chủ động bảo vệ an ninh để người dân vui xuân
- ·Đoàn kết, thi đua xây dựng quê hương
- ·Thị trấn Phước Vĩnh: Điển hình vận động xã hội hóa chăm lo cho người nghèo
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Những điểm nhấn trong chương trình phát triển đô thị
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Pakistan, Mozambique và Timor Leste trình Quốc thư
- ·Nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
- ·Tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
- ·Thành lập mô hình “Cụm trường học an toàn phòng cháy và chữa cháy”
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định