【xep hang nhat anh】Anh Nguyễn Tiến Ngọc
Đại gia khoai mỡ
7 ha đất tích cóp từ năm 1990 khi rời Nghệ An vào Bình Phước lập nghiệp,ễnTiếnNgọxep hang nhat anh anh Ngọc dường như không cho đất nghỉ ngày nào. Trong diện tích đó, ngoài 5 ha cao su đã khép tán không trồng xen được loại cây nào nữa thì 2 ha trồng tiêu, điều và cây ăn trái còn lại anh thực hiện theo phương châm cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày. Từ cây sả trị giá chỉ 1.000 đồng, đến cây thơm (dứa) giá dưới 10.000 đồng và cây sầu riêng. Từ nguồn thu của cây sả, cây thơm anh trang trải đủ tiền nước tưới, phân bón cho cây sầu riêng, tiêu và điều.
Anh Nguyễn Tiến Ngọc rất vui vì đã góp công thắp sáng đường ấp 4
Năm 1988, sau khi đi nghĩa vụ quân sự, anh Ngọc vào Đồng Nơ phụ việc vườn rẫy cho anh trai. 4 năm sau, anh lấy vợ và được cho 1 ha đất. Có đất nhưng không có tiền để đầu tư cây dài ngày, anh chỉ trồng một số cây ngắn ngày, trong đó có khoai mỡ tím. Loại cây này chỉ 6 tháng cho thu hoạch mà không mất nhiều công chăm sóc cũng như dinh dưỡng cho cây. 5 năm sau, anh không trồng khoai mỡ nữa mà dành đất trồng sầu riêng. Bẵng đi một thời gian, năm 2009 tình cờ trong lúc dọn vườn, anh phát hiện một bụi khoai mỡ tốt tươi từ lúc nào. Qua thăm dò thị trường, anh quyết định trồng lại cây khởi nghiệp của mình.
Năm 2010, anh trồng khoai mỡ tím trên 5 sào đất, thu 3,5 tấn. Giá bán thời điểm đó 8.000 đồng/kg, nhưng anh chỉ bán 2 tấn, số còn lại để làm giống. Năm tiếp theo anh xuống giống 1,5 tấn, sau 6 tháng chăm sóc thu được 30 tấn. Và đỉnh điểm về diện tích cũng như giá cả đạt được là năm 2016. Năm này anh trồng 10 tấn giống trên diện tích 12 ha đất thuê, sản lượng đạt 200 tấn, thu về 1,5 tỷ đồng. Từ đó người dân ở xã Đồng Nơ gọi anh là “đại gia khoai mỡ”.
Theo như số lượng củ giống anh Ngọc bán ra thị trường vụ 2017 thì diện tích trồng khoai mỡ trong huyện khoảng 100 ha. Sở dĩ năm 2016 anh trúng lớn vì vựa khoai mỡ ở miền Tây mất mùa. Có một sự khác biệt là miền Tây Nam bộ vụ khoai mỡ trồng vào mùa nắng, còn miền Đông xuống giống vào mùa mưa để tranh thủ nước trời. Sự chênh lệch này giúp cân đối cán cân thị trường, song anh Ngọc dự đoán giá năm nay sẽ không được như năm trước do diện tích trồng khoai mỡ tăng đột biến. Vì vậy, anh Ngọc cũng chỉ xuống giống bằng diện tích năm 2016 để đảm bảo có lời.
Ánh sáng đường thôn
Đó là mong mỏi ấp ủ đã rất lâu của anh Ngọc về một tuyến điện chiếu sáng đường ấp. “Ánh sáng thể hiện sự văn minh. Tôi đã hứa trong lòng là phải thực hiện cho bằng được. Và bây giờ là thời điểm phù hợp để tôi thực hiện ước nguyện đó” - anh Ngọc chia sẻ. Nhìn hàng bóng đèn trổ ra từ những cây cột điện chạy dọc ấp sáng choang, tôi là một người khách nhưng cũng vui cùng niềm vui của người dân ấp 4.
Anh Ngọc không cho biết về số tiền đầu tư 4km đường điện chiếu sáng cho mọi người, nhưng chúng tôi biết con số không hề nhỏ. Với anh, “Tiền chỉ là vấn đề thứ yếu. Cái chúng ta nhận được là niềm vui của mọi người. Từ khi có điện đường, mỗi sáng người già đi thể dục, tối đến trẻ con nô đùa. Hình ảnh đó không gì mua được”.
Trưởng ấp Hồ Thị Dũng nói: Hộ anh Ngọc là điển hình nông dân sản xuất giỏi của ấp, là đại diện cho gia đình mẫu mực. Anh còn là người có tấm lòng từ thiện. Đường điện thắp sáng của ấp do anh đầu tư toàn bộ, chúng tôi chỉ đứng ra vận động thanh niên lắp đặt. Chúng tôi cảm ơn tấm lòng của anh và mong nhận được nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Hơn 20 lần hiến máu
Năm 2010 là thời điểm anh Ngọc làm lại nhà. Hôm đó một người thợ đang làm thì xin nghỉ. Anh ngạc nhiên vì mới hơn 8 giờ sáng và cũng không phải ngày nghỉ sao thợ lại “bỏ việc”. Hỏi ra anh mới biết, người thợ nghỉ để ra huyện hiến máu. Vậy là anh Ngọc nói “chú cho anh đi cùng”. Lần đầu tiên “dấn thân” làm tình nguyện của anh chỉ đơn giản như thế.
Sau lần đó, thấy sức khỏe mình vẫn tốt, lại biết kết quả nhóm máu thuộc loại máu hiếm (O+), rất có ích cho xã hội đã tạo động lực cho anh hiến máu mỗi năm 3 lần. “Bây giờ cứ đến ngày là đi. Người ta nói ngày đó là ngày hội không sai. Vì ai đến cũng tự hào mình đang làm một việc vô cùng ý nghĩa nên phấn khởi. Có những người đến mà không đủ điều kiện để hiến thì họ buồn ra mặt” - anh Ngọc tự hào nói.
Xã hội còn rất nhiều người cần giọt máu hồng anh tặng và anh đã nói sẽ hiến đến lúc nào sức khỏe không cho phép nữa mới thôi. Như Trưởng ấp Hồ Thị Dũng nói, ấp có một công dân như anh Ngọc là niềm tự hào, là tấm gương cho mọi người học theo.
Hồng Cúc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Ưu tiên vốn tín dụng cho các chương trình có nhu cầu cao
- ·Khan hiếm nhân công cấy giặm lúa
- ·Lưu ý thời gian xác nhận hoàn thành nộp hồ sơ khai thuế điện tử
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Giá khổ qua chỉ còn 4.000 đồng/kg loại tốt
- ·Agribank Hậu Giang bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng
- ·Thêm 9,5 tỉ đồng cho vay hộ dân tộc thiểu số
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Chắp cánh cho nông sản vươn xa
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Thành phố Vị Thanh: Xuống giống được 2.280ha khóm
- ·Nỗ lực xây dựng nông thôn mới và đô thị loại V
- ·Huyện Phụng Hiệp: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 82,80%
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·26 giống lúa triển vọng được trồng thử nghiệm tại thị xã Long Mỹ
- ·Chủ động ứng phó xâm nhập mặn
- ·Đất nền An Phú Cần Thơ hút khách nhờ chính sách hấp dẫn
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Cùng nhau phát triển