【kèo chấp 1.5/2】Tiết kiệm từ sắp xếp, sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước
Nhiều bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy
Kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí (THTKCLP) trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước của Chính phủ gửi tới Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa IV cho thấy, một số bộ, địa phương đã đạt được kết quả rõ nét về rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong năm 2018.
Ví dụ, Bộ Công an đã giảm 06 tổng cục, 55 đơn vị cấp cục, 20 cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 819 đơn vị cấp phòng.
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 516/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 giải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới. Đồng thời đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp tỉnh, 6 địa phương đã làm điểm hợp nhất chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực, giúp cắt giảm 18 chi cục thuế và 110 đội thuế.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ban hành 36 quyết định quy định cơ cấu tổ chức của các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc 35 cục hải quan cấp tỉnh và Cục Kiểm định Hải quan, theo đó, đã cắt giảm được 239 đội (tổ) thuộc các chi cục hải quan và đơn vị tương đương.
Tỉnh Long An đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực thuộc các sở, ngành, huyện; giảm 84 lãnh đạo quản lý; giảm 192 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh và giảm 175 lãnh đạo quản lý tại các đơn vị này...
Một số địa phương cũng đã chủ động triển khai sắp xếp lại bộ máy và đạt được kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh như: Tỉnh Lào Cai đã hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng; tỉnh Hà Giang hợp nhất Sở Nội vụ với Ban tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức - Nội vụ...
Cùng với đó, chính sách về tinh giản biên chế đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung thêm đối tượng vào danh sách tinh giản biên chế, như: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; một số trường hợp đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và NSNN hỗ trợ kinh phí để trả lương. Cụ thể, kết quả tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến ngày 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người.
Tiết kiệm kinh phí từ cải cách thủ tục hành chính
Không những vậy, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình thực hiện nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ví dụ, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 176 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ...
Đồng thời, các bộ, ngành đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, với số lượng hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 3, 4 ngày càng tăng, nhất là trên các lĩnh vực thuế, hải quan, tư pháp; tích cực rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện kinh doanh.
Có 8/16 bộ đánh giá tác động kinh tế ước tính việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh này đã tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân khoảng 5.847.925 ngày công/năm, tương đương 872,2 tỷ đồng/năm.
Việc tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, thực hiện Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử tiếp tục được triển khai quyết liệt. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí hội họp, giảm giấy tờ hành chính như: tăng cường sử dụng chữ ký số và văn bản điện tử, góp phần tiết kiệm chi phí in ấn; rút ngắn thời gian xử lý văn bản, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc của cơ qụan nhà nước; đẩy mạnh việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến, giúp cắt giảm chi phí, thời gian, góp phần tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên...
Nhiệm vụ trọng tâm Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTKCLP năm 2019 là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song đó, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng hiệu quả chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, góp phần cải cách chính sách tiền lương.../.
Phúc Nguyên
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Cần duy trì nghiêm trực sẵn sàng chiến đấu
- ·Cơn mưa giải nhiệt
- ·Họp mặt mừng Đảng
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Thông qua kết quả đánh giá, xếp loại cải cách hành chính năm 2019
- ·Khẩn trương chuẩn bị đại hội chi bộ
- ·Khánh thành cầu Từ Tâm 35 và 36
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Công đoàn Hậu Giang phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Thị xã Ngã Bảy: 54 hộ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân
- ·Thông qua báo cáo đề xuất dự án phát triển đô thị xanh Ngã Bảy
- ·Mãi mãi tri ân
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Tặng bằng khen cho 23 tập thể, 49 cá nhân điển hình trong học tập và làm theo gương Bác
- ·Tích cực phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết các cơ sở bảo trợ xã hội
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Ngày 29