【bxh allsvenskan thụy điển】Bình Phước và con đường tôi đã chọn (Kỳ 6)
BPO - Tháng 11-2017,̀nhPhướcvàconđườngtocirciđãchọnKỳbxh allsvenskan thụy điển cuốn hồi ký “Bình Phước và con đường tôi đã chọn” của Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giai đoạn 1997-2001 Bùi Thanh Phong được xuất bản. Cuốn hồi ký được hoàn thiện qua ghi chép, thể hiện của nhà báo Trần Phương, kể về quá trình rèn luyện, chiến đấu, đồng cam cộng khổ với đồng đội, đồng chí và nhân dân cả trong chiến tranh và xây dựng quê hương sau khi hòa bình. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh, Báo Bình Phước trân trọng trích đăng một số nội dung trong cuốn hồi ký.
CÓ DỊP, TÔI LẠI ĐỀ NGHỊ KHẮC PHỤC THIẾU SÓT CỦA TÔI
Bên cạnh ngói hóa trường lớp, lúc đó thiếu giáo viên và giáo viên không đạt chuẩn cũng là vấn đề hết sức nan giải. Bình Phước thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi đầy khó khăn của tỉnh Sông Bé. Ở địa bàn thuộc Bình Dương sau này tuyển giáo viên còn khó, vì thế không giáo viên nào muốn lên Bình Phước. Có lần tôi lên Bù Đăng với anh Nguyễn Ngọc Am, khi đó là Phó giám đốc Sở GD-ĐT, vô điểm lẻ một trường học ở Đắk Nhau. Cô giáo không có nhà ở, cả ngày dạy lớp ghép, chiều tối ra cái chòi lụp xụp mé hiên lớp học nấu cơm ăn. Tôi hỏi mấy cô tối ngủ đâu thì được trả lời đi ngủ nhờ, đồng bào dân tộc thiểu số cất được nhà người ta mời vô. Tận mắt thấy cuộc sống của giáo viên, tôi nói với anh Am:
- Phải làm thế nào chứ như thế này không giáo viên nào dám vô đây dạy học. Mà có vô, điều kiện như thế giáo viên cũng không giỏi, không nhiệt tình nổi.
Sau đó anh Am có kêu gọi các huyện quan tâm đến giáo viên vùng sâu. Anh Am còn cho tôi biết ảnh có chủ trương huyện nào, xã nào có yêu cầu chuyển giáo viên về thì phải đảm bảo chỗ ăn ở cho anh em. Tôi cho đó là chủ trương đúng. Vì lúc ấy ở vùng sâu kiếm gỗ cất một cái nhà tập thể cho giáo viên không khó, chủ yếu mua ấy tấm tôn để lợp, giao cho xã họ làm "cái một". Dần dần cũng làm được, giáo viên điểm lẻ đỡ vất vả hơn, ở điểm chính thì cất nhà tập thể...
Một lớp học tình thương ở thị trấn Chơn Thành năm 1997. Ảnh tư liệu
Trong lĩnh vực giáo dục, lúc đó tôi chỉ tập trung vào cơ sở vật chất, còn một nửa nữa là nâng cao chất lượng giáo viên và đưa học sinh đến trường thì chưa nghĩ tới, chưa quan tâm đúng mức. Đó là thiếu sót của tôi khi đây cũng là vấn đề rất quan trọng và đáng lẽ phải được quan tâm. Sau này tôi có trao đổi với anh Am về việc ấy. Anh Am nói:
- Anh Năm ơi, giáo dục phải dần dần, có quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên phải có thời gian... Chiến tranh đã qua mấy chục năm rồi mà cả nước vẫn thiếu giáo viên, Bình Phước càng thiếu hơn. Cho em làm chầm chậm, ngày một ngày hai không thể làm được.
Tôi hỏi lại:
- Bây giờ làm thế nào để nhanh chóng nâng cao chất lượng giáo dục? Anh tính toán phương án, nếu cần, tôi hỗ trợ, kêu gọi tài trợ.
Anh Am nói để anh ấy tính. Sau đó nhiều việc quá, tôi không kiểm tra lại. Thêm một lần nữa tôi thiếu sót trong vấn đề ấy. Nhưng sau này tôi biết anh ấy làm rất tốt, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng nhanh, tôi cũng đỡ áy náy hơn.
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Phong cùng đoàn cán bộ tỉnh Bình Phước thăm và trao quà cho đồng bào bị lũ lụt ở tỉnh Bến Tre năm 1997. Ảnh tư liệu
Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh, tôi rất muốn làm thật tốt để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tôi nghĩ phải có bệnh viện tương đối chu đáo để cũng như một phần tri ân đồng bào vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số đã đùm bọc cách mạng trong chiến tranh, rất có ý nghĩa. Cuộc sống phải có sức khỏe mới lao động tốt, chứ bệnh hoạn, nghèo miết thì sao sản xuất ra của cải. Nhưng rất tiếc vốn quá ít, chỉ xây dựng được "cái vỏ" bệnh viện. Lúc đó tôi biết Bình Phước nghèo thu hút bác sĩ rất khó, cũng không có kế hoạch đào tạo. Tôi có trao đổi với anh Ba Hữu, lúc đó là Giám đốc Sở Y tế nghiên cứu có cơ chế chính sách làm sao giữ chân được bác sĩ. Lương thì chung cả nước rồi, nhưng mình ở vùng sâu, vùng cao thì có đặc thù riêng, thêm chút đỉnh để anh em bồi dưỡng, công bố xin ý kiến. Ảnh nói giờ nhiều vấn đề quá, từng bước triển khai thôi, làm liền không xuể. Lúc đó giữ được số bác sĩ trẻ đưa đi đào tạo chuyên khoa thì hay biết mấy. Sau cũng đưa đi được một số bác sĩ nhưng không giữ được vì không có cơ chế chính sách tốt. Bên cạnh vấn đề đó, trang thiết bị cho bệnh viện cũng rất thiếu thốn, cũ kỹ, lạc hậu. Sau này tôi rất day dứt, đến bây giờ vẫn day dứt vì mình là người đứng đầu tỉnh mà đã không quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Có dịp, tôi lại đề nghị lãnh đạo tỉnh khắc phục những thiếu sót ấy trong quá khứ đó của tôi.
(Trần Phươngtrích lược, còn nữa)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·'Choáng' trước sự kết hợp triệu đô giữa đồng hồ và siêu xe
- ·Bentley Bentayga độ ống thở bất ngờ dẫn đầu đoàn xe của Đặng Lê Nguyên Vũ
- ·Ô tô cũ nín thở nhìn xe mới liên tiếp giảm giá
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Megane Sport Tourer của Renault sẽ được giới thiệu vào đầu tháng 3
- ·Những mỹ nhân Việt nổi tiếng chơi xe sang chục tỷ
- ·Hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia kỳ thi
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Xế độc Acura bị giấu kín gần 20 năm trong 'mật thất' ở kho thóc
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·BMV X1 thất bại trong thử nghiệm hệ thống phanh tự động khẩn cấp
- ·Xe Nga giá rẻ khó cạnh tranh với xe Nhật, Hàn
- ·Maserati vào Việt Nam, Porsche đã có đối thủ
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Hai thí sinh bị tai nạn giao thông vẫn hoàn thành bài thi môn Toán
- ·Xe bay cho cảnh sát tuần tra giá 3,5 tỷ có gì đặc biệt?
- ·'Choáng' trước sự kết hợp triệu đô giữa đồng hồ và siêu xe
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Xe bị kẹt chân ga, làm thế nào để thoát chết?