【ty lê ca cươc】Dự án BOT Quốc lộ 1 đường tránh TP. Thanh Hóa: Khó “san lấp” bất đồng về thời gian thu phí
Trạm thu phí Km286+397,ựánBOTQuốclộđườngtránhTPThanhHóaKhósanlấpbấtđồngvềthờigianthuphíty lê ca cươc Quốc lộ 1. |
Thất vọng lớn
Sự thất vọng là điều có thể nhận thấy rõ trong văn bản vừa được Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT).
Đây là một trong những lần hiếm hoi, ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bitexco phải “xuất tướng” để xử lý các vướng mắc kéo dài tại Dự ánBOT Xây dựng Quốc lộ 1 đường tránh TP. Thanh Hóa.
Vướng mắc đầu tiên mà ông Hội đề cập là việc xác định thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho tuyến tránh phía Đông - một trong hai hợp phần của Dự án được khởi động năm 2005 và hoàn thành năm 2009.
Theo ông Hội, tại Hợp đồng BOT và các phụ lục hợp đồng đã ký với Bộ GTVT, thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho nhà đầu tưluôn được xác định là 3 năm sau khi thu phí hoàn vốn.
Tuy nhiên, khi nhà đầu tư đang trong giai đoạn thu phí tạo lợi nhuận, thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 2661/QĐ-TCĐBVN ngày 7/8/2017 yêu cầu Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa tạm dừng thu phí để đàm phán lại mức lợi nhuận.
Được biết, trong thông cáo phát đi vào ngày 8/8/2017, Bộ GTVT cho biết, sau nhiều vòng đàm phán, các bên chưa thống nhất mức lợi nhuận của Dự án. Theo Phụ lục hợp đồng Dự án, thời gian thu phí hoàn vốn cho hạng mục tuyến tránh phía Đông đã kết thúc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẳng định, do thay đổi một loạt các yếu tố đầu vào, đặc biệt là lưu lượng tăng trưởng xe trên tuyến cao vượt dự kiến, nên thời gian thu hoàn vốn của Dự án từ 27 năm 8 tháng đã giảm xuống còn 7 năm 2 tháng, thời điểm thu tạo lợi nhuận của nhà đầu tư sớm hơn dự kiến 20 năm. Việc giữ nguyên thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm như hợp đồng ban đầu vì lẽ đó là chưa hợp lý.
Bên cạnh đó, tính đến ngày 31/7/2017, nhà đầu tư đã thu tạo lợi nhuận được hơn 1 năm. Số thu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hết ngày 31/7/2017 thậm chí đã lớn hơn con số lợi nhuận đề xuất cao nhất so với các phương án đàm phán mức lợi nhuận của nhà đầu tư mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa ra.
Vì những lý do trên, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tạm dừng thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm thu phí Km286+397, Quốc lộ 1 từ 0 giờ ngày 10/8/2017 để tiếp tục đàm phán và xử lý theo quy định.
Không đồng ý với giải thích trên, đại diện nhà đầu tư cho rằng, các phương án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT đưa ra đều không có căn cứ và không tuân thủ bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng BOT đã ký. Ông Hội cho biết, nhà đầu tư đã 15 lần báo cáo, gửi các văn bản kiến nghị Bộ GTVT xem xét, bãi bỏ quyết định tạm dừng thu phí và giải quyết các vấn đề phát sinh do tạm dừng thu phí, nhưng không được xử lý ổn thỏa.
“Trong quá trình tạm dừng thu phí, Công ty vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động, thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Nhưng do việc tạm dừng thu phí quá lâu, không có nguồn thu và không có giải pháp xử lý, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp”, ông Hội khẳng định.
Hoàn trả chi phí
Trong khi vướng mắc liên quan đến thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho tuyến tránh phía Đông chưa có lối thoát, thì việc xác định vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa - hạng mục được bổ sung năm 2016, hoàn thành vào tháng 12/2018, cũng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của nhà đầu tư và Bộ GTVT.
Cụ thể, trong Thông báo số 164/TB-BGTVT của Bộ GTVT thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp về Dự án được phát hành vào cuối tháng 5/2019, người đứng đầu bộ này cho rằng, trong giai đoạn trước đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung tuyến tránh phía Tây vào Dự án. Do vậy, việc cùng sử dụng trạm thu phí Km286+397 Quốc lộ 1 (trạm Bỉm Sơn) để hoàn vốn cho tuyến tránh phía Đông và tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa là phù hợp.
Song, thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT, việc sử dụng trạm thu phí Km286+307 cách Dự án gần 40 km là không phù hợp.
“Bộ GTVT thống nhất phương án không tiếp tục sử dụng trạm thu phí Km286+397 Quốc lộ 1 để hoàn vốn cho toàn bộ Dự án”, ông Thể cho biết.
Lãnh đạo Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (PMU2), nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa xác định vị trí phù hợp để di chuyển trạm thu phí Bỉm Sơn về tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa thu phí hoàn vốn cho Dự án.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa vẫn bảo lưu quyết liệt quan điểm: cần thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng BOT số 11/HĐ.BOT với điều khoản quan trọng nhất là nhà đầu tư được quyền thu phí phí hoàn vốn tại trạm thu phí Km286+397, Quốc lộ 1. Vị trí này, theo ông Hội, cũng là cơ sở để doanh nghiệp thương thảo, ký hợp đồng tín dụng cho Dự án với các ngân hàng.
Được biết, tại cuộc họp hôm 6/12/2018, cả lãnh đạo Bộ GTVT, Đoàn Đại biểu Quốc hội, UBND tỉnh Thanh Hóa đều thừa nhận đã tập trung phân tích và đánh giá phương án đặt trạm thu phí trên tuyến tránh phía Tây để hoàn vốn là không khả thi.
“Đối với các thiệt hại do việc tạm dừng thu phí (tuyến tránh phía Đông) và chưa được thu phí (tuyến phía Tây), đề nghị Bộ GTVT sớm hoàn trả gồm cả chi phí cơ hội cho nhà đầu tư”, ông Hội kiến nghị.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Thủ đô mới của Indonesia chỉ cho phép xe điện hoạt động
- ·Ưu điểm của xe điện chạy bằng pin
- ·Chủ xe điện VinFast được gửi miễn phí, sạc miễn phí ở nhiều điểm
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Nhiều khách hàng 'nghiện' đi taxi điện 'vừa sang lại vừa xanh'
- ·Những lưu ý khi đi xe đạp điện dưới mưa
- ·PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Ngành hàng tiêu dùng nhanh có nhiều lợi thế phát triển
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Việt Nam cần thêm 56 GW điện tái tạo để đạt mức trung hòa khí hậu năm 2050
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Nhóm tình nguyện viên 10 năm miệt mài thu gom hơn 140 tấn rác điện tử
- ·Doanh nghiệp 'lãi' khi giảm rác thải nhựa
- ·VietinBank thúc đẩy dòng vốn bền vững với sản phẩm Tiền gửi xanh
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa
- ·Giữ những thói quen này, xe đạp điện sẽ nhanh chóng xuống cấp 'không phanh'
- ·Những điều cần biết về hệ thống phanh trên xe điện
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh