【xem truc tiếp bong da】Tính chuyện đường dài cho xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo cần tính đường dài Liên kết xuất khẩu gạo Việt Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất,ínhchuyệnđườngdàichoxuấtkhẩugạxem truc tiếp bong da xuất khẩu gạo bền vững, hiệu quả |
Gạo Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế. Ảnh: TL |
Chú trọng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng
Nhận diện tình hình thương mại gạo toàn cầu năm 2024, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, thị trường này đang tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia; thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lương thực tại nhiều nước..., ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo của các quốc gia.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động đàm phán để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng để tăng cường tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam. |
Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hầu hết các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu gạo lớn trong năm 2023 đều tập trung mối quan tâm cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Sản lượng tại một số nước sụt giảm do điều kiện thời tiết nắng nóng, áp lực lạm phát giá lương thực giữa bối cảnh kinh tế suy thoái, tâm lý khan hiếm nguồn cung và căng thẳng địa chính trị leo thang tác động đến thị trường ngoại hối và chuỗi cung ứng toàn cầu là những tiêu điểm được ghi nhận và cũng là nhân tố chính đẩy giá gạo thế giới tăng liên tục trong suốt một năm qua, có thời điểm lên cao nhất trong 15 năm.
Đối diện với nhiều thách thức nhưng 2023 vẫn là năm đại thành công của ngành lúa gạo nước ta với sản lượng xuất khẩu đạt trên 8,1 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 14,4% về số lượng và tăng 35,3% trị giá, giá bình quân tăng 88,8 USD/tấn.
Philippines là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành hàng gạo Việt Nam. Ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Philippines cho biết, dự báo, gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines và dư địa cũng như cơ hội vẫn còn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục khai thác mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Philippines là quốc gia sản xuất lúa gạo nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên cần nhập khẩu 3-4 triệu tấn gạo/năm. Trong đó, nhập khẩu gạo từ Việt Nam chiếm khoảng 85%, từ Thái Lan khoảng 10%, phần còn lại được nhập khẩu từ Ấn Độ, Banglades, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Từ năm 2019, Việt Nam vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng gạo đứng đầu tại thị trường này. Tuy gạo Việt Nam có nhiều lợi thế tại Philippines song điều nay đã có những thay đổi khi gần đây Việt Nam phát triển mạnh sản phẩm gạo thơm, chất lượng cao. Bởi với trên 50 triệu dân có thu nhập trung bình và thấp, Philippines có nhu cầu tiêu dùng khá lớn sản phẩm gạo chất lượng vừa phải. Do đó các doanh nghiệp, địa phương cần cân nhắc vấn đề này để hướng tới xuất khẩu gạo chất lượng vừa phải bên cạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao.
“Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy, Thương vụ kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam”, ông Phùng Văn Thành lưu ý.
Cạnh tranh gay gắt tại các thị trường trọng điểm
Tiếp sau Philippines, Indonesia là quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam. Ông Phạm Thế Cường, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Indonesia cho biết, về thách thức trong năm 2024, mặc dù gạo Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường Indonesia, tuy nhiên chủ trương tự đảm bảo an ninh lương thực từ nguồn lúa gạo trong nước, duy trì chính sách quản lý nhập khẩu chặt chẽ đối với mặt hàng lúa gạo sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia có xu hướng sụt giảm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, gạo Việt Nam gặp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với gạo Thái Lan ở phân khúc chất lượng cao, trong khi nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Indonesia chưa thực sự rõ nét. Vì vậy, ông Phạm Thế Cường khuyến nghị cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại gạo, đảm bảo không có các vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cần quan tâm thúc đẩy xúc tiến các sản phẩm từ lúa gạo vì đây cũng là một phân khúc thị trường rất tiềm năng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng thương hiệu có chiến lược quảng bá bài bản về thương hiệu, các loại gạo chất lượng cao cấp của Việt Nam, thông qua việc sử dụng nhiều kênh và nhiều hình thức quảng bá xúc tiến khác.
Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu cần luôn đảm bảo chất lượng gạo, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch. Đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cũng như thỏa thuận hợp đồng đã ký kết vì số lượng các thương nhân có giấy phép nhập khẩu của Indonesia rất hạn chế. Cơ hội tìm kiếm các thương nhân có đủ điều kiện nhập khẩu của Indonesia không nhiều.
Tại thị trường Trung Quốc - đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam năm 2023, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết có sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường này. Hiện nay các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng tương đối cao, bên cạnh việc các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì. Đáng chú ý bao bì gạo của Thái Lan, Lào có mặt tại hệ thống siêu thị của Trung Quốc (thậm chí cả hệ thống siêu thị khu vực phía Bắc Trung Quốc - khu vực tương đối khắt khe về chất lượng hàng hóa và yêu cầu về bao bì) được đóng gói hết sức chắc chắn, bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc. DN xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cần quan tâm vấn đề này.
(责任编辑:La liga)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Cẩn trọng với chất lượng thuốc đông y gia truyền quảng cáo trên mạng xã hội
- ·Cảnh báo tình trạng trẻ bị bỏng thực quản do hóa chất
- ·WHO cảnh báo 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Thu hồi hơn 4 triệu vỉ thuốc trị đau nửa đầu Nurtec ODT
- ·Cảnh báo tình trạng mạo danh, giả danh Tổng cục Thuế lừa đảo
- ·Ô nhiễm không khí có liên quan mật thiết tới chứng sa sút trí tuệ
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Sản phẩm TPBVSK thổi phồng công dụng nhằm lừa dối người bệnh tiểu đường?
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·'Sang chấn tâm lý' vì làm kiểm duyệt viên cho Facebook
- ·Bác sĩ Mỹ cảnh báo: Sử dụng tất bẩn thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại
- ·Phát triển thành công mặt nạ kỹ thuật số giúp tăng tính bảo mật cho bệnh nhân
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Phát hiện ma túy trong thực phẩm chức năng làm đẹp da, chữa ung thư
- ·TP. HCM: Tạm giữ hơn 10.000 m2 tấm lợp lấy sáng Polycarbonate không rõ nguồn gốc
- ·Giám sát, kiểm tra chặt chẽ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Gia tăng các vụ lừa đảo thông qua ứng dụng Facebook, WhatsApp và Instagram