【vòng loại cúp úc】Vì một Việt Nam không còn bệnh lao
(CMO) Những năm qua, chương trình chống lao của Cà Mau đã được triển khai rất hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi bệnh trên 95% trường hợp mắc. Theo thống kê từ chương trình chống lao của tỉnh, hiện số người mắc bệnh lao đang giảm hằng năm (khoảng 5-6%), số người tử vong vì bệnh lao giảm nhanh hơn.
Cà Mau có kết quả điều trị lao được đánh giá cao với việc phát hiện sớm tất cả các thể lao, cung cấp dịch vụ điều trị cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn. Hằng năm, tỉnh phát hiện và điều trị cho hơn 1.500 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi trên 95% trường hợp mắc mới. Hiện chương trình chống lao vẫn được duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% huyện, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ dân số được tiếp cận chương trình chống lao đạt 100%.
Bệnh nhân đến khám tại Khoa lao, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau. |
Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Khoa Lao, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau, cho biết:“Mạng lưới chống lao đang được tiếp tục mở rộng và củng cố. Chương trình chống lao tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, bệnh viện đa khoa tỉnh, các phòng khám đa khoa và các bệnh viện tư. Chương trình đã mở rộng diện tầm soát lao đa kháng thuốc tới nhóm bệnh nhân lao phổi AFB (+). Triển khai thành công tầm soát lao chủ động trong cộng đồng (Dự án ACT3), đã kết thúc giai đoạn thu thập số liệu trên thực địa vào tháng 2/2018. Dự án đã tầm soát và phát hiện sớm lao khoảng 15% bệnh nhân thu nhận trong toàn tỉnh”.
Vẫn còn nhiều thách thức
Bên cạnh những thành công, chương trình chống lao của tỉnh cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có việc dịch tễ lao ở Cà Mau còn cao. Có hơn 20% bệnh nhân mắc lao chưa được phát hiện, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Nguyên nhân khiến công tác phòng chống lao vẫn gặp khó là do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Hơn nữa, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khắn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan ra cộng đồng”.
Một điểm nữa là quản lý lao kháng thuốc vẫn chưa tầm soát hết các đối tượng nghi kháng thuốc (MDR), tỷ lệ người được xét nghiệm GeneXpert trong số nghi MDR hiện vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực có chất lượng; chưa sử dụng hiệu quả các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị... Tỷ lệ bệnh lao, lao kháng thuốc, HIV trong trại giam cao, công tác phát hiện còn thấp.
Tổ chống lao tuyến huyện, thành phố trình độ chuyên môn chưa đồng đều nên hiệu quả phòng chống lao còn hạn chế. Đồng thời sự phối hợp giữa bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế chưa tốt, chất lượng xét nghiệm chưa đạt yêu cầu. Chính quyền các cấp, đoàn thể và cộng đồng còn chưa quan tâm đúng về công tác phòng chống lao.
Do đó, để đạt được mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, chương trình chống lao cần phải có nhiều giải pháp căn cơ hơn, trong đó có việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn cho rằng: “Ngoài những khó khăn trên, để chương trình chống lao thành công hơn nữa, cần đẩy mạnh hoạt động phát hiện thường quy, phát hiện chủ động dựa vào quản lý điều trị trong chương trình chống lao, các bệnh nhân lao và lao kháng đa thuốc. Chú trọng chất lượng quản lý điều trị, giảm bỏ trị. Cần duy trì và mở rộng phối hợp lao/HIV, lao và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao kháng đa thuốc, lao trẻ em, lao trong các trại giam, phối hợp y tế công - tư”./.
ACT3 là dự án nghiên cứu sàng lọc được triển khai theo phương pháp thử nghiệm phân bổ ngẫu nhiên theo nhóm. Theo đó, có 60 ấp được lựa chọn. Từ đó, nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh số người được chẩn đoán mắc lao trong mỗi nhóm. Dự án ACT3 là một nghiên cứu sàng lọc được tiến hành trong 5 năm sử dụng kỹ thuật GeneXpert MTB/RIF trong việc giảm tỷ lệ mắc lao tại tỉnh Cà Mau dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Y học và nghiên cứu Y khoa quốc gia Úc. |
Đặng Duẩn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Bọ xít muỗi phá hoại 1.500 ha điều ở Long Hà
- ·Vững lòng bước qua mưa bão
- ·Ðảm bảo an sinh cho người lao động khi về già
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Thu hút FDI
- ·Mọi phong trào, chương trình phải hướng về lợi cho dân
- ·Quản lý chặt chẽ khai thác và sử dụng khoáng sản
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Quốc hội hoàn thành lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Tuyến tránh TP Cà Mau
- ·Đưa rau sạch đến phục vụ mọi nhà
- ·Khởi công xây dựng Dự án khu đô thị The Gold city
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Vốn chính sách
- ·Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Khoá X: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của từng đại biểu
- ·30 hộ dân được hỗ trợ cây ca cao giống và vật tư nông nghiệp
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Luân chuyển bác sĩ trẻ, giỏi về cơ sở