【lich bóng đa hôm nay】Doanh nghiệp chia nhỏ quỹ lương để "né" đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp chia nhỏ quỹ lương để "né" đóng bảo hiểm xã hội
Hoa Lê(Dân trí) - Có chủ sử dụng lao động chia nhỏ quỹ lương, đẩy thu nhập của người lao động vào khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, nhà ở... nhằm trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, Vụ Pháp chế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, từ ngày 12/12/2022 đến ngày 14/12/2023, ngành bảo hiểm xã hội đã ban hành, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt trên 1.700 trường hợp với tổng tiền phạt trên 67 tỷ đồng.
Nhiều hành vi vi phạm đã kịp thời được phát hiện, song đơn vị này nhận định vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong khâu xử lý.
Nguyên nhân được đơn vị này chỉ ra do một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chưa cụ thể, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.
Cụ thể, khoản 5 điều 39 nghị định 12/2022 của Chính phủ nêu "phạt tiền 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động...".
Như vậy, nếu doanh nghiệp đóng đủ 100% số tiền chậm đóng trước khi bị thanh tra trực tiếp thì rất khó xác định số tiền phạt.
Bên cạnh đó, quy định nêu rõ tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản thu nhập bổ sung khác. Tuy vậy, chưa có mức trần đối với các khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ...
Do đó, có chủ sử dụng lao động chia nhỏ quỹ lương, đẩy thu nhập của người lao động vào các khoản nêu trên để trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Việc này khiến cơ quan bảo hiểm xã hội không đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn chứng minh hành vi vi phạm hay kiến nghị khởi tố vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ có thể xác định doanh nghiệp đóng không đúng mức, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, chứ không xác định được là trốn đóng hay không.
Vụ Pháp chế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị có hành vi trốn đóng và chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế song đã khắc phục tiền chậm đóng trước thời điểm bị thanh tra trực tiếp.
Trước mắt ngành bảo hiểm xã hội tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, công đoàn khởi kiện chủ sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ra tòa án dân sự, xử phạt vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
(责任编辑:La liga)
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·“Phép màu” đã đến với bé Trà My
- ·Đứa con duy nhất ung thư cầu cứu
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 8/2013 (Lần 2)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 12/2012 (Lần 2)
- ·Giúp hàng xóm lợp nhà, thanh niên trẻ bị bỏng nặng
- ·Người bố tàn tật và ba đứa trẻ trong ngôi nhà xiêu vẹo
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 9/2013
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Bốt điện thoại công cộng thành nơi...cắt tóc
- ·Lạ kì hóa đơn viện phí vừa xuất lại thu luôn
- ·'Tình cũ không rủ cũng đến' sau 10 năm xa cách...
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Vụ nổ tàu cá ở Thanh Hoá: Nỗi đau gia đình 3 người tử nạn
- ·Bến xe trăm tỷ thành sân đá bóng cho trẻ em
- ·Biển Cửa Đại đang bị xâm thực kinh hoàng
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Bệnh không tiền thì chỉ có chết!