【nhận định copenhagen】Tăng cường cảnh giác, phòng chống bệnh não mô cầu
Bệnh não mô cầu (nhiễm não mô cầu hay màng não cầu) là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm,ăngcườngcảnhgiácphòngchốngbệnhnãomôcầnhận định copenhagen có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mùa đông - xuân là thời điểm bệnh lưu hành trong năm. Vì thế, mọi người, mọi nhà cần nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì đây là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất…
Để phòng bệnh não mô cầu cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần chủ động đưa con em mình đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh
Trước tình hình bệnh não mô cầu đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành trong khu vực, để nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh nhanh chóng vào cuộc. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, bên cạnh việc phổ biến lại hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm não mô cầu cho đội ngũ y, bác sĩ trong cơ sở, cần chú ý cảnh giác, phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ nhiễm não mô cầu để cách ly và tích cực điều trị. Đối với các đơn vị y tế dự phòng, song song với việc phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do não mô cầu của Bộ Y tế, cần đẩy mạnh giám sát, phát hiện ca bệnh và ổ dịch bệnh trên địa bàn để kịp thời xử lý, ngăn chặn không để xảy ra thành dịch. Song song đó, cần tăng cường tuyên truyền cho cộng đồng về bệnh não mô cầu và các biện pháp phòng bệnh để nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trong nhân dân.
Theo Bộ Y tế, bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi đông người. Ai cũng có thể mắc bệnh não mô cầu, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ em từ 36 tháng tuổi đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi, có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Người mắc bệnh có thể để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10 - 20%. Bệnh có thể dẫn đến tử vong, với tỷ lệ từ 8 - 15%.
Bệnh do não mô cầu thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn não mô cầu Neisseria Meningitidis. Các nhóm vi khuẩn não mô cầu thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A, B, C.
Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 10 ngày, thông thường từ 3 - 4 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu và tính cảm nhiễm giảm dần theo tuổi. Sau khi nhiễm vi khuẩn, kể cả các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể vẫn sinh miễn dịch. Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh do não mô cầu nhóm huyết thanh A, B, C, Y, W-135.
Để phòng chống bệnh do não mô cầu, mỗi gia đình, mỗi người dân cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng. Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh não mô cầu tốt nhất. Vắc xin phòng não mô cầu typ A và typ C được chỉ định cho tất cả các đối tượng từ 24 tháng tuổi trở lên. Nếu trẻ con chưa được tiêm phòng bệnh não mô cầu, cần đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh để được các bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm phù hợp. Trong trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh não mô cầu, người nhà cần đưa người nghi ngờ bị bệnh đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
CẨM LÝ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 9
- ·Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
- ·Lấy sự đột phá của các nhân sự để lấy phiếu tín nhiệm
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng
- ·Đề nghị ADB hỗ trợ vốn cho các dự án lớn và khu vực tư nhân của Việt Nam
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra tàu tuần tra của Bộ Công an
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Thủ tướng đề nghị quỹ 475 tỷ USD của Qatar đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Có hay không việc xây dựng lấn chiếm vỉa hè ?
- ·Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt
- ·Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Việt Nam ký hiệp định lịch sử về biển cả
- ·Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
- ·Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hành chính
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Giúp đối tượng yếu thế tiếp cận pháp luật