【kết quả siêu cúp ấn độ】Quy hoạch để nâng “chất” ngành sư phạm
TS Lê Viết Khuyến,chấtkết quả siêu cúp ấn độ Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chia sẻ với PV TBTCVN xung quanh vấn đề tái cấu trúc ngành sư phạm.
* PV: Tại hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm vừa qua, Bộ GD&ĐT cho rằng để nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm thì tái cấu trúc hệ thống các trường sư phạm là rất cần thiết song cần có lộ trình, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?
- TS Lê Viết Khuyến:Tái cơ cấu lại hệ thống các trường sư phạm là chủ trương rất đúng không chỉ đối với trường sư phạm mà các trường khác cũng vậy, tuy nhiên việc quy hoạch phải làm sao để hệ thống trường hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Hiện nay, các trường sư phạm được mở quá nhiều nên nếu cơ cấu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng lớn đến một đội ngũ giảng viên của những trường này.
Đã có những ý tưởng được đưa ra như tập trung đào tạo giáo viên cho 8 trường sư phạm trọng điểm, còn các trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thì chuyển sang bồi dưỡng giáo viên cũng như đào tạo các ngành không phải sư phạm. Thực tế, các trường sư phạm trọng điểm chủ yếu chỉ có kinh nghiệm đào tạo giáo viên trung học phổ thông (THPT), còn giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non thì chưa. Do đó, nếu đào tạo tất cả các loại hình giáo viên ở những cơ sở sư phạm trọng điểm là không hợp lý.
* PV: Như vậy, việc đào tạo trình độ sư phạm như thế nào để đạt được sự hợp lý, thưa ông?
- TS Lê Viết Khuyến:Tôi nghĩ nhiệm vụ đào tạo giáo viên THCS, đặc biệt giáo viên tiểu học nên để cho các trường sư phạm địa phương làm, tuy nhiên để làm tốt việc các trường này phải nâng tầm lên, đó cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Còn các trường sư phạm trọng điểm ngoài đào tạo giáo viên THPT thì làm thêm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, bởi vì những trường này có cơ sở vật chất, nhân lực trình độ cao hơn. Riêng đào tạo ở trình độ sau đại học chỉ nên dành cho những cơ sở có năng lực và tư cách, không nên giao cho địa phương.
Tôi nghĩ cách làm là nên theo hướng đó, khi giao phân cấp quản lý cho địa phương, địa phương sẽ tự đào tạo và tự chịu trách nhiệm về tình trạng dư thừa giáo viên, Bộ GD&ĐT chỉ hướng dẫn cho địa phương điều tra, dự báo tình hình phát triển giáo viên để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
|
* PV: Để tái cấu trúc được thì còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ của các trường sư phạm, so với một số trường đã thực hiện thí điểm liệu điều này có khả thi không, thưa ông?
- TS Lê Viết Khuyến:Vấn đề này hoàn toàn độc lập với chuyện tự chủ, không phải trường sư phạm nào cũng phải tiến tới tự chủ, tái cấu trúc là dù chưa tham gia vào tự chủ nhưng vẫn phải thực hiện quy hoạch, đây là công việc đương nhiên phải làm.
Thực tế, việc đào tạo giáo viên hiện nay vẫn bao cấp. Tuy nhiên, nếu đào tạo ra trường có việc làm thì việc bao cấp là khuyến khích sự phát triển của ngành sư phạm, song hiện nay việc này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Cõ lẽ đến lúc cần xem xét để ngành sư phạm bình đẳng như các ngành đào tạo khác, sinh viên sư phạm vẫn phải đóng học phí nhưng được quyền ưu tiên về nợ tín dụng, thậm chí nếu chấp nhận làm việc trong ngành sư phạm có thể được xóa nợ. Điều này sẽ hay hơn là miễn học phí cho ngành sư phạm, tức là đầu tư có hiệu quả chứ không phải cứ “bốc thuốc tung ra”, nếu làm như vậy cũng sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
* PV: Như vậy là cùng với việc quy hoạch, liệu đây có phải là một giải pháp để thu hút tuyển sinh và nâng cao chất lượng ngành sư phạm không, thưa ông?
- TS Lê Viết Khuyến:Tôi nghĩ chuyện hấp dẫn hay không ở đây vẫn là sinh viên sư phạm ra trường có việc làm và cuộc sống của người giáo viên phải ổn định thì dù không "hò hét" sinh viên vẫn vào học. Sắp tới khi cải cách tiền lương phải xếp cho ngành sư phạm ở nhóm ngành có lương cao nhất, như thế sẽ hợp lý hơn. Đối với vùng sâu, vùng xa phải có chính sách đặc thù theo khu vực thì mới khuyến khích giáo viên.
Một thời gian dài chúng ta đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm không có căn cứ nên mới đào tạo ra thất nghiệp, ngành khác có thể chấp nhận nhưng riêng ngành sư phạm là hoàn toàn có thể nắm được nhu cầu về giáo viên. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cần chấm dứt tình trạng giao chỉ tiêu theo kiểu bốc thuốc gây lãng phí cho ngân sách, song quan trọng nhất vẫn là giáo viên đào tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu, chương trình cải cách có thành công hay không trước hết phụ thuộc vào chính chất lượng của đội ngũ giáo viên.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan
(责任编辑:World Cup)
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Đưa người lang thang, cơ nhỡ vào Mái ấm tình thương để phòng dịch
- ·Huyện U Minh: Y tế cơ sở gặp khó về nhân lực, kinh phí
- ·Việt Nam calls for breakthrough in CLV’s cooperation agreements
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại gỗ mỹ nghệ, hàng tiêu dùng
- ·Cà Mau khẩn trương thực hiện khai báo y tế toàn dân
- ·Phòng, chống bệnh giun, sán tại huyện Bù Gia Mập
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Bù Đăng: Chi trả chế độ cho 283 đối tượng theo Quyết định 62, 49
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Ghép tạng cho trẻ em ở Việt Nam: Khan hiếm nguồn tạng hiến tặng
- ·Tin vắn ngày 14
- ·Bộ đề minh hoạ kỳ thi THPT quốc gia 2020: Không gây khó cho học sinh
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ xe bồn xăng làm 6 người chết ở Minh Hưng
- ·Triển khai phần mềm hệ thống an sinh xã hội
- ·Tin vắn ngày 11
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Nói dân nghe, làm dân tin