会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【celta vigo vs valencia】Kỳ vọng vào sự đột phá của báo chí Cà Mau!

【celta vigo vs valencia】Kỳ vọng vào sự đột phá của báo chí Cà Mau

时间:2025-01-27 02:33:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:863次

Báo Cà MauCác phóng viên tác nghiệp sự kiện Triẽn lãm Mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long tại Nhà Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Cà Mau. Ảnh: H.Vũ

Báo chí Cà Mau đã tạo được những dấu ấn riêng biệt trong đời sống báo chí cả nước. Từ thời kháng chiến, Cà Mau là nơi sản sinh ra những nhà báo - chiến sĩ mà mỗi khi nhắc đến, mọi người đều ngưỡng phục: Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy, Nguyễn Mai… Truyền thống ấy được tiếp nối với lực lượng báo chí trẻ, giàu tâm huyết, được đào tạo bài bản. Những năm qua, báo chí tỉnh nhà đã có sự góp mặt của nhiều cây bút trẻ, giàu triển vọng. Tất cả đã làm nên một không khí báo chí sôi động, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, với những nhà báo kỳ cựu, báo chí Cà Mau vẫn cần phải nỗ lực lớn để theo kịp với mặt bằng báo chí hiện đại.

Làm báo phải có tác phẩm

Nhà báo Nguyễn Minh Chánh (Bảy Chánh), nguyên Tổng Biên tập Báo Minh Hải, đưa ra một con số mà bất cứ tờ báo nào cũng phải giật mình: “Giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Báo Minh Hải có kỳ phát hành trên 70.000 tờ”. Qua lời của ông, quả thật nghề báo khi ấy quá đỗi vất vả. Anh em Báo Minh Hải đi tác nghiệp ít thì đôi ba ngày, nhiều thì cả tuần lễ. Nhuận bút thì thấp, mà có khi cả tháng chỉ viết được một bài. Anh em trong cơ quan dìu dắt, đùm bọc và giúp đỡ nhau còn hơn ruột thịt trong nhà.

Thấy hoàn cảnh đó, những người đứng đầu Báo Minh Hải đã mạnh dạn xây dựng các chuyên đề, đó là những vụ án, những sự kiện gây chấn động Minh Hải. Ông Bảy Chánh miêu tả lại cảnh mà người làm báo nào cũng thích: “Khi đó độc giả kéo tới trước toà soạn đợi… báo phát hành”.

Một điều nữa mà ông Bảy Chánh gởi gắm: “Anh em đồng nghiệp phải sống thành thật với nhau, thành thật với nghề, làm báo mà có suy nghĩ lệch lạc thì sớm muộn gì cũng bị đào thải”. Ông kể, có những lúc anh em bám trụ cơ quan, bụng đói chia nhau nồi cơm nguội, tất cả chỉ mong số báo tới hoàn thành, độc giả có thêm những bài viết nóng sốt. Báo chí Minh Hải khi ấy đã tạo thành một làn sóng mạnh mẽ, mở toang cánh cửa hiện đại hoá. Người làm báo bắt đầu cảm nhận rất rõ ý nghĩa của nghề báo, và đặc biệt là tác động của báo chí đến cuộc sống.

Ông Bảy Chánh có một câu nói hay: “Làm báo như đánh giặc”. Báo chí phải đứng về cái tốt, bênh vực người dân, phải thể hiện rõ ràng bằng tác phẩm. Có lực lượng tốt, tác phẩm hay, đó là đôi chân để báo chí đứng vững trước sự cạnh tranh thông tin khốc liệt hiện nay. Máu nghề vẫn chảy trong Nhà báo Nguyễn Minh Chánh một cách mãnh liệt. Ông còn nhớ rõ những tác phẩm như “Tín hiệu từ vùng đất Phong Nam”, “2 giờ ở bệnh viện Cà Mau”, ở đó có những ấn tượng nghề nghiệp khó phai, có tấm lòng của người làm báo trước thực tại cuộc sống. Ông khuyên: “Làm báo là phải đi, cứ đi đi để vốn sống nhiều lên, cứ thể hiện mình bằng cái tâm trong sáng, bằng những bài viết cụ thể. Làm báo không sợ hay, dở mà là phải dấn thân để bài báo của mình góp phần vào sự thay đổi tốt đẹp hơn của xã hội”.

Nhà báo lão thành Trần Nam Ðoàn (Năm Ðoàn) thì cho rằng: “Báo chí cần nhất là phải định hướng dư luận, phải có tính dự báo và sâu sát với biến chuyển mau lẹ của đời sống”. Theo ông Năm Ðoàn, làm báo mà chạy theo phía sau thông tin, coi như thất bại. Có một thời, nhà báo phải đối mặt với bom đạn, với mất mát hy sinh, người làm báo không hề tính toán đến thiệt hơn về vật chất, tất cả cùng hướng về cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông tâm sự: “Nhiều nhà báo đã ngã xuống, những người còn lại phải tiếp tục truyền thống hào hùng ấy. Làm báo là một vinh dự, nghề báo là nghề cao quý, không vì bất cứ lý do nào để vị thế báo chí cách mạng bị yếu đi”.

Báo chí phải mạnh dạn chống cái xấu

Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, đã có những tâm sự "gan ruột" về báo chí Cà Mau. Trên bình diện chung, báo chí Cà Mau đã có được lực lượng trẻ kế thừa đông về số, được đào tạo bài bản. Sự khác biệt nữa theo ông là: “Bây giờ điều kiện làm báo của anh em đã thuận lợi hơn nhiều”. Thuận lợi từ máy móc, từ giao thông, đến cơ chế báo chí. Vì vậy, những người cầm bút càng phải có trách nhiệm với tác phẩm, với công chúng, với nghề nghiệp. Ông nói: “Hồi xưa nếu có sự kiện ở Ðất Mũi thì phóng viên phải chạy đi, chạy về, có khi mất 2 ngày mới có tin để đăng. Còn bây giờ thì tin tức nhanh chóng, có thể đăng ngay sau khi sự kiện xảy ra”.

Nhà báo Phạm Văn Tri - người luôn quan tâm và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp báo chí cách mạng Minh Hải - Cà Mau.

Ðối với báo chí tỉnh nhà, ông Bảy Minh cho rằng: “Phải tính toán lại về nhận thức, quan điểm và chuyên môn cho lực lượng làm báo”. Bác Hồ từng nói, báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, người làm báo phải là chiến sĩ trên mặt trận của mình. Suốt một đời gắn bó với báo chí Cà Mau, Nhà báo Phạm Văn Tri đúc kết: “Báo chí phải là hơi thở cuộc sống, nêu lên những vấn đề thời cuộc, được quần chúng quan tâm và phải đảm bảo tính kịp thời”. Các cơ quan báo chí phải thay đổi về nhận thức, tờ báo không phải là nơi chỉ đăng những thông tin đã xảy ra theo kiểu thông báo, báo chí phải đột phá, phải thể hiện rõ tính dự báo, định hướng và đi trước dư luận. Ông nhận định: “Nhà báo giỏi hay không là ở chỗ này, anh viết báo mà chạy sau sự kiện, viết kiểu có cũng được, không cũng chẳng sao thì thật là nỗi buồn của nghề cầm bút”.

Nhà báo Phạm Văn Tri đặt ra câu hỏi: “Vì sao thông tin báo chí không hấp dẫn người đọc?”. Ông cũng nhắc lại thời kỳ mà độc giả kéo tới toà soạn ùn ùn chỉ để cầm đọc tờ báo Minh Hải mới nhất. Báo chí hiện nay cần phải đột phá vào các vấn đề nóng bỏng, len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống và đứng về phía của sự thật, lẽ phải. Qua lời ông, nhà báo phải nhìn cuộc sống một cách bản lĩnh và bằng cả cái tâm mới mong có được những tác phẩm hay. Báo chí cách mạng tuyệt đối không thể chệch hướng, đó là vô tình hay cố ý để dung dưỡng, khuyến khích những cái xấu, cái sai.

Ông nhận xét: “Tiền và quyền nếu song hành với nhau sẽ tạo nên những nhóm lợi ích, thậm chí là chủ nghĩa tư bản cực hữu”. Báo chí tỉnh nhà dẫu có nhiều cố gắng, song trên mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực, chống cái xấu vẫn chưa thật sự đáp ứng mong mỏi của Nhân dân. Không thể tuyên truyền theo kiểu lầm lẫn, chuyển hoá trong nhận thức, tư tưởng dẫn đến những hệ luỵ. Nhà báo cần phải bình tĩnh, bản lĩnh và dấn thân vào những vấn đề gai góc, bức xúc của xã hội. Phải đột phá để mở mũi xung kích trên mặt trận thông tin, tư tưởng.

Nhà báo lão thành Nguyễn Kiên Ðịnh (Sáu Kiên) kể rất nhiều về những đồng chí, đồng nghiệp gắn liền với cuộc đời làm báo của ông. Ông nhắc rằng: “Nhiều anh em làm báo đã hy sinh vì sự nghiệp báo chí tỉnh nhà, phải sống và làm nghề như thế nào để xứng đáng”.

Ðó cũng là những lời mà những người làm báo Cà Mau hiện nay mãi mãi khắc ghi. Báo chí Cà Mau đang chờ và đang cần đột phá. Ðể làm được điều này không thể một ngày, một khắc, càng không thể chỉ mình lĩnh vực báo chí quyết tâm./.

Bài và ảnh: Quốc Rin

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
  • "Triều Tiên có thể sẽ bắn tên lửa vào ngày mai 10
  • Động đất làm rung chuyển vùng Đông Bắc Nhật Bản
  • Quân đội Nga tiêu diệt 49 phiến quân ở Bắc Kavkaz
  • ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
  • Động đất tại nhiều nơi trên thế giới
  • Sốc với người đàn ông chết đi sống lại ngay tại lễ tang
  • Taliban tính cướp chính quyền Afghanistan vào 2014
推荐内容
  • Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
  • Argentina phản đối Anh đặt tên vùng tranh chấp chủ quyền
  • Ấn Độ muốn tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam
  • Ấn Độ chuẩn bị đưa MIG
  • Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
  • Hàn Quốc tuyên bố vụ phóng vệ tinh thành công