会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định xsmb hôm nay】Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho cổ phiếu ngành dệt may trong dài hạn!

【nhận định xsmb hôm nay】Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho cổ phiếu ngành dệt may trong dài hạn

时间:2025-01-11 00:42:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:430次

det

Ngành dệt may có mở rộng xuất khẩu sang EU nhờ EVFTA hay không còn phụ thuộc vaò khả năng đón bắt cơ hội của các DN

Đây là thông tin tích cực đối với cổ phiếu ngành dệt may trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên theo các chuyên gia,ệpđịnhEVFTACơhộichocổphiếungànhdệtmaytrongdàihạnhận định xsmb hôm nay trong ngắn hạn, EVFTA chỉ có tác động tâm lý tới cổ phiếu dệt may, còn trong dài hạn mới là thông tin tích cực. Song điều đó còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước.

Cơ hội lớn để doanh nghiệp dệt may mở rộng xuất khẩu

Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) sau 8 năm đàm phán. Đối với EVFTA, hiệp định sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn (có thể là vào tháng 5) và Hội đồng châu Âu phê duyệt, nhưng EVIPA có thể cần thêm sự phê chuẩn từ 27 quốc gia thành viên EU (có thể mất thêm 2 năm nữa).

Nhìn chung, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngay khi hiệp định có hiệu lực và 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Theo các chuyên gia của Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), tác động EVFTA dự kiến sẽ thúc đẩy cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và đa dạng hóa thị trường. Riêng đối với ngành dệt may, EVFTA dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU - thị trường lớn thứ hai đối với các sản phẩm của Việt Nam. Trong năm 2019, EU nhập khẩu 4,4 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ Việt Nam, tăng 2,2% so với năm trước đó. Hàng may mặc chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU từ Việt Nam.

SSI Research cho biết, Việt Nam được hưởng lợi từ chương trình Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang phát triển, với mức thuế suất ưu đãi là 9% đối với một số dòng thuế hạn chế. Sau khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) sẽ tự động thay thế mức thuế suất theo GSP. Điều đó có nghĩa là trong 2 năm đầu tiên triển khai EVFTA, hầu hết các sản phẩm may mặc trong nước sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA, bởi vì mức thuế suất theo MFN cho các sản phẩm này thực tế cao hơn mức thuế suất theo GSP là 9% như hiện nay. Cụ thể, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU, thuế nhập khẩu được loại bỏ dần khỏi biểu thuế MFN từ 12% xuống 0% trong 3 - 7 năm sau khi EVFTA có hiệu lực. Những sản phẩm sẽ được giảm thuế ngay lập tức là những sản phẩm không phải là hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU như sợi.

Theo quy tắc xuất xứ trong EVFTA (ROO), các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam. Có một số điểm linh hoạt như hàng may mặc được sản xuất tại Việt Nam từ các loại vải được sản xuất tại Hàn Quốc mà EU có ký FTA cũng sẽ đủ điều kiện để được miễn thuế. Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, có giá thấp hơn nhiều so với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc. “Điều này khiến các công ty trong nước gặp trở ngại trong việc tận dụng thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, trên thực tế, không có nhiều công ty trong nước có khả năng hưởng lợi đầy đủ từ EVFTA do quy định ROO” - SSI Research cho hay.

EVFTA là câu chuyện dài hạn của cổ phiếu dệt may

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành dệt may tăng trưởng khá tích cực trong nửa đầu năm 2019. Tuy nhiên, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài, phần lớn cổ phiếu trong nhóm này không tăng được như kỳ vọng trong nửa cuối năm. Những phiên gần đây, thông tin về EVFTA đã tạo ra tâm lý tích cực đối với cổ phiếu ngành dệt may nhờ khả năng có thể được hưởng lợi trong tương lai.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích của Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS) cho hay: “Trong ngắn hạn, tôi cho rằng, tác động hiện tại đối với ngành dệt may và thủy sản chủ yếu là tác động tâm lý, do hiện nay EVFTA vẫn chưa chính thức có hiệu lực và cần phải được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 tới đây”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của VNDS, về trung, dài hạn EVFTA sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may, nhờ được hưởng ưu đãi thuế lớn. Cụ thể, đối với dệt may, 42,5% số dòng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ được xóa (chủ yếu là thuế đối với nguyên liệu dệt) ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại (chủ yếu là thuế đối với sản phẩm dệt may cuối cùng) sẽ giảm dần xuống 0% trong vòng 3 - 7 năm từ mức khởi điểm 12%. Hiện tại, các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU phải chịu mức thuế 7 - 17% (trung bình 9,6%) theo GSP.

Còn theo các chuyên gia của SSI Research, trong ngắn hạn, ngành dệt may tiếp tục thiếu nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc do dịch virus Covid-19. Nhiều nhà máy ở Trung Quốc đã gia tăng thời gian đóng cửa kể từ Tết Nguyên đán, khiến việc sản xuất vải bị trì hoãn ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sang Việt Nam. Do đó, nhiều đơn hàng mà các công ty Việt Nam phải giao cho khách hàng bị chậm trễ, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các công ty may mặc. Vấn đề này có thể được giải quyết sớm nhất trong quý I/2020.

Ông Đinh Quang Hinh thì cho hay, khoảng 50% nguồn vải để sản xuất hàng may mặc của Việt Nam được nhập từ Trung Quốc nên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng khi các nhà máy ở Trung Quốc đang phải đóng cửa vì dịch bệnh (tùy vào tồn kho nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp). Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh từ cuối quý I và sang đến quý II của ngành. Đây được coi là yếu tố kìm hãm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian này. Tuy nhiên, những thông tin về EVFTA đã giúp cho cho tâm lý các nhà đầu tư về cổ phiếu dệt may không quá u ám.

“Câu chuyện EVFTA là câu chuyện dài khi mà các doanh nghiệp dệt may phải tìm cách đáp ứng nguyên tắc xuất xứ (từ vải trở đi). Do đó, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành này là trung lập, nghiêng một chút về tiêu cực; còn trong dài hạn vẫn là tích cực” – ông Đinh Quang Hinh nói.

Duy Thái

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
  • Các trường hợp doanh nhân sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Suzuki Ertiga Hybrid 2022 tiết kiệm xăng bậc nhất phân khúc nhờ động cơ hybrid
  • NAFIQAD 4 – Đơn vị thử nghiệm an toàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam
  • Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
  • Phát triển nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
  • Xuất khẩu của Việt Nam tăng cao ở hầu khắp các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay EU
  • Nhà hát opera – không chỉ là văn hóa mà còn là biểu tượng
推荐内容
  • Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
  • Ghế massage TOSHIKO: Tự phong số 1, mập mờ nguồn gốc
  • Chuyển đổi số, tiếp cận tài chính: Điều kiện tiên quyết giúp DNNVV phục hồi, nâng cao lợi thế cạnh
  • Hành trình truyền cảm hứng Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire từ Bắc vào Nam
  • Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
  • ADB: Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Á mới nổi