【soi kèo venados】Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Đây là hội nghị thường niên nhằm đánh giá hoạt động của thị trường TPCP trong năm 2017 và đưa ra định hướng phát triển thị trường trong năm 2018.
Cơ cấu nhà đầu tư cải thiện tích cực
Điểm lại tình hình thị trường TPCP,ếptụcpháttriểnthịtrườngtráiphiếuChínhphủvàtráiphiếudoanhnghiệsoi kèo venados Vụ Tài chính Ngân hàng, Bộ Tài chính đánh giá, năm 2017, thị trường TPCP đã có nhiều chuyển biến về kỳ hạn, lãi suất phát hành và cơ cấu nhà đầu tư. Tổng khối lượng phát hành TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 396.204 tỷ đồng, tương đương 7,91% GDP năm 2017. 100% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt mức kỷ lục là 12,74 năm. Lãi suất phát hành TPCP bình quân đạt 5,98%, thấp nhất từ trước đến nay.
Cơ cấu nhà đầu tư có sự cải thiện theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tăng tỷ lệ của các nhà đầu tư dài hạn. Tại thời điểm cuối năm 2017, các NHTM nắm giữ khoảng 52,4%, giảm 3% so với năm 2016; tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn (Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ đầu tư) là 47,6%, tăng 3% so với năm 2016.
Vụ Tài chính Ngân hàng cho biết, với quyết tâm phát triển thị trường TPCP, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Năm 2018, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng và trình Chính phủ ban hành 4 Nghị định để phát triển thị trường trái phiếu và các Thông tư hướng dẫn Nghị định về các mảng nghiệp vụ phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ; cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; quản lý nợ chính quyền địa phương; phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Về các giải pháp điều hành thị trường, theo Vụ Tài chính Ngân hàng, cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; tiếp tục phát hành TPCP kỳ hạn dài 20, 30 năm và trái phiếu long-short coupon; bên cạnh đó lãi suất cần được điều hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với diễn biến của thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ.
Tiếp tục phát triển thị trường TPCP và TPDN
Nhằm phát triển thị trường TPCP, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành thành công 159.920,7 tỷ đồng TPCP theo phương thức đấu thầu qua HNX, hoàn thành 100% nhiệm vụ Bộ Tài chính giao trong năm.
Tỷ trọng phát hành TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên chiếm 55% tổng khối lượng huy động, tăng 23% so với năm 2016, góp phần kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân cả danh mục TPCP từ 5,98 năm lên 6,71 năm. Lãi suất phát hành bình quân giảm 42 điểm cơ bản so với lãi suất năm 2016 (6,49%/năm) góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN. Tỷ trọng đầu tư của các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cũng tăng so với năm trước (năm 2016 là khoảng 20%, năm 2017 là khoảng 47%). Việc chuyển đổi toàn bộ khoản vay của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để hỗ trợ NSNN sang hình thức TPCP đã góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường; cũng như tạo nên sự thống nhất và đơn giản hóa trong công tác quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ.
Trước mục tiêu vụ huy động vốn của năm 2018 là 275.97 tỷ đồng TPCP, 34.100 tỷ đồng TPCP bảo lãnh, 5.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương và 50.000 - 65.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, KBNN cho biết sẽ phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu (từ dưới 5 năm đến 30 năm). Dự kiến khối lượng TPCP đấu thầu qua HNX khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó: kỳ hạn dưới 5 năm (khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu); kỳ hạn 5 năm (khoảng 15%); kỳ hạn 7 năm (khoảng 18%); kỳ hạn 10 năm (khoảng 19%); kỳ hạn 15 năm (khoảng 16%); kỳ hạn 20 năm (khoảng 10%); kỳ hạn 30 năm (khoảng 13%).
Với chức năng tổ chức, vận hành thị trường, năm 2018 HNX đặt ra các chương trình hành động hướng đến 2 mục tiêu chính: tiếp tục phát triển thị trường TPCP và phát triển thị trường TPDN.
Đối với công tác đấu thầu, HNX sẽ tiếp tục thực hiện huy động vốn cho các tổ chức phát hành an toàn, hiệu quả. Trên thị trường thứ cấp, HNX sẽ đưa vào vận hành bộ sản phẩm Repos mới bao gồm các sản phẩm Vay TPCP (Stock borrowing and lending – SBL), Vay TPCP để bán và Bán/Mua lại (Sell-buyback – SBB).
Đối với việc phát triển thị trường TPDN, HNX sẽ thực hiện theo tiến độ phê duyệt của Bộ Tài chính, theo đó sẽ triển khai công tác xây dựng Cổng thông tin về thị trường TPDN và nghiên cứu xây dựng hệ thống và hạ tầng CNTT, hệ thống quy định pháp lý và Quy chế nội bộ của Sở...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Vừa dạy vừa… dỗ
- ·Chú chó đứng cạnh đống đổ nát 5 ngày để chờ chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Syria, hơn 34.000 người thiệt mạng do động đất
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Tình báo Nhật ước tính hơn 20 tướng Nga tử trận tại Ukraine
- ·Điểm tin kinh tế
- ·Đồng bảng Anh sẽ tăng hơn 3% so với USD trong năm 2020
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Cựu Thủ tướng Italia đề xuất thỏa thuận hòa bình Nga – Ukraine
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Ngân hàng tiền điện tử SEBA đặt mục tiêu huy động 100 triệu USD
- ·Đại học Huế cùng các đối tác họp về dự án CDAE
- ·Giá vàng hôm nay tiếp đà tăng, vàng SJC đang bán ra 77,35 triệu đồng/lượng
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·VPBank là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 5/2/2024: Lặng sóng ngày 26 Tết
- ·Để hàng nghìn tỷ đồng không trở thành sắt vụn
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Cưỡng đoạt tiền của khách du lịch, 3 đối tượng bị bắt