【cúp quốc gia chile】“Cảm ơn công việc của ba!”
Đó là sự phân công lao động trong xã hội
Nguyễn Thu Hà (22 tuổi),ảmơncocircngviệccủcúp quốc gia chile ở phường Tân Đồng (TP. Đồng Xoài) đang làm y sĩ tại một phòng khám tư trên địa bàn thành phố. Thu Hà có ba là ông Nguyễn Mạnh Hùng đang làm ở tổ thu gom Xí nghiệp Công trình công cộng thành phố. Công việc của ông Hùng là đi thu gom rác thải tại chợ Đồng Xoài từ 7 giờ tối đến sáng hôm sau mới trở về nhà. 10 năm theo nghề này cũng là chừng ấy thời gian ông không có mặt cùng gia đình đón giao thừa. “Khi mới lớn, nhìn bạn bè được ba chở đi chơi trong những đêm lễ, tết em cũng chạnh lòng. Nhưng sau đó được ba giải thích nên em đã hiểu công việc nào thì cũng là sự phân công lao động trong xã hội, ngoài kia vẫn có các cô, chú làm những công việc còn vất vả hơn ba em nhiều. Cũng từ đó, em đặt mục tiêu phải cố gắng học tập thật tốt để ba mẹ vui” - Thu Hà chia sẻ.
Ông Vương Văn Đương đã hơn 22 năm gắn bó với công việc tại Xí nghiệp Công trình công cộng TP. Đồng Xoài. Ông chỉ mong sức khỏe tốt để cống hiến với nghề, nuôi các con khôn lớn
Em cảm ơn công việc của ba thật nhiều vì đã nuôi em khôn lớn. Cảm ơn ba vì đã góp phần làm cho môi trường, đường phố sạch, đẹp hơn. |
Em Vương Tiến Dũng, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài |
Còn Vương Tiến Dũng (20 tuổi) ở phường Tiến Thành (TP. Đồng Xoài) có ba là ông Vương Văn Đương, hiện là lái xe chở rác tại Xí nghiệp Công trình công cộng thành phố. Dũng đang học năm 3 tại Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh). Hằng tháng, Dũng được ba gửi hơn 3 triệu đồng để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Biết số tiền này là hơn nửa tháng lương ba phải vất vả lao động hằng đêm nên Dũng luôn cố gắng học tập thật tốt, chi tiêu tiết kiệm. Dũng chia sẻ: Ba em theo nghề này được hơn 22 năm và làm ca đêm nên sức khỏe cũng giảm rất nhiều. Nhưng vì con còn nhỏ nên ba vẫn phải đi làm để kiếm thêm thu nhập.
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều tâm sự của những người con có ba hoặc mẹ đang làm việc tại Xí nghiệp Công trình công cộng thành phố Đồng Xoài. Các em rất trân trọng công việc thầm lặng của ba mẹ mình đã góp phần làm cho môi trường sống sạch, đẹp hơn.
“Chỉ mong con trở thành người có ích”
Ông Vương Văn Đương (47 tuổi) làm việc tại Xí nghiệp Công trình công cộng TP. Đồng Xoài đã hơn 22 năm. Với tính chất công việc là lái xe chở rác nên 12 giờ khuya là ông ra khỏi nhà, cùng với các đồng nghiệp khác đi gom rác và chở về điểm xử lý để kịp sáng hôm sau đường phố sạch, đẹp cho người dân đi lại. Công việc tuy vất vả nhưng ông vẫn tự hào khi đã góp phần làm môi trường thoáng đãng, trong lành hơn. Quan trọng hơn, cũng chính công việc này cho ông thu nhập ổn định và có điều kiện nuôi con khôn lớn. Ông Đương trải lòng: Hơn 22 năm gắn bó với công việc này, nói chung cũng có nhiều kỷ niệm, tôi chẳng muốn đổi việc gì nữa. Ai cũng có một công việc riêng trong xã hội, tôi cũng vậy, chỉ mong có sức khỏe tốt để cống hiến với nghề, nuôi các con khôn lớn.
Nhà có 2 cô con gái, tôi làm nghề này đôi khi sợ con tủi thân và xấu hổ với bạn bè. Thế nhưng, các con rất hiểu và đồng cảm với tôi, cả hai đều ngoan và chăm học. Như vậy là tôi đã thấy hạnh phúc rồi. |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Xí nghiệp Công trình công cộng TP. Đồng Xoài |
Trước khi đến làm việc tại tổ thu gom, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã làm nhiều việc khác nhau và cũng không nghĩ mình bám trụ với nghề công nhân vệ sinh môi trường nhiều năm đến vậy. Nhưng rồi càng làm, ông càng gắn bó bởi ý nghĩa công việc và có thu nhập ổn định lo cho gia đình. Cũng như bao người cha khác, ông Hùng chỉ mong có đủ sức khỏe để đảm đương công việc, mong các con hiểu, yên tâm học hành, trưởng thành và có việc làm ổn định.
Đã không ít người phải bịt mũi khi đi ngang qua chiếc xe chuyên dụng thu gom rác, dù chỉ vài giây. Còn đối với những công nhân vệ sinh, đó là nghề, là cuộc sống mưu sinh của họ cùng gia đình. Và giống như những nghề khác, công việc của họ vẫn phải được thực hiện hằng ngày. Không chỉ mùi hôi, họ còn đối mặt với rất nhiều mối hiểm nguy như: kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, khí gas tích tụ…
Nhắc đến họ, không chỉ những người thân mà tất cả chúng ta đều muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất. Bởi vì trong xã hội, mỗi nghề nghiệp đều có sự hy sinh, cống hiến đáng quý và đáng trân trọng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi nhiệm
- ·Giày Việt chiếm lĩnh thị trường Brazil
- ·Lắng nghe ý kiến từ cơ sở
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Kinh tế tăng trưởng mạnh nhất 5 năm qua
- ·Làm theo Bác ở đơn vị chỉ đạo điểm
- ·Trên 13.000 tỷ đồng bồi thường việc xây dựng sân bay Long Thành
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Giới thiệu chính sách pháp luật mới về thuế cho doanh nghiệp FDI
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Khởi công Viện Chấn thương chỉnh hình có sân đỗ trực thăng
- ·Các thông tin mà doanh nghiệp phải công bố định kỳ
- ·Công ty Điện lực Cà Mau hưởng ứng chiến dịch “Ngày chủ nhật xanh” năm 2020
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Bầu cử trong Đảng: Đề cử người không đủ tiêu chuẩn sẽ bị xử lý
- ·Ủy ban Tài chính
- ·Xuất khẩu gạo đạt ba triệu tấn
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Phí tăng, trạm mọc thêm