【kèo uruguay】Sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết
Những ngày đầu gian khó
Vào một sớm đầu mùa khô ở Bình Phước,n dkèo uruguay cuộc trò chuyện giữa tôi (PV) và bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Hòa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, nay là Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh nhiều lần bị đứt quãng vì cảm xúc trong anh dâng trào.
Anh Hòa kể: Năm 1990, tôi tốt nghiệp Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và đến Bù Đăng nhận nhiệm vụ. Tôi ấn tượng với sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện. Vì vậy, dù biết sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi Bù Đăng lúc đó là huyện nghèo nhất tỉnh, cơ sở khám chữa bệnh chỉ là một phân viện tách ra từ Bệnh viện Phước Long nhỏ hẹp với 30 giường bệnh, thiếu thốn mọi thứ, kể cả những yêu cầu tối thiểu của cá nhân. Nhưng trước tình cảm của lãnh đạo huyện, tôi quyết định ở lại với quê hương Bù Đăng.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo tỉnh thăm, kiểm tra Bệnh viện dã chiến thành phố Đồng Xoài
Thế nhưng khi đối diện với thực tế, bác sĩ Lê Hữu Hòa đôi lúc “nản” vì gặp quá nhiều khó khăn, khập khễnh trong cuộc sống lẫn chuyên môn. Anh Hòa chia sẻ: Bao nhiêu kiến thức được học xem như không áp dụng được, vì bệnh viện không có trang thiết bị. Một lần có bệnh nhi bị sốt rét ác tính dẫn đến hôn mê sâu, tôi lập tức thực hiện 5 đường truyền: 2 đường tĩnh mạch, 1 truyền thuốc, 1 truyền dịch; 1 sond dạ dày nuôi ăn, 1 thở ôxy; 1 thông tiểu. Thực hiện xong là tiến hành hồi sức cấp cứu, nhưng chiều hôm sau y tá rút thông tiểu theo lệnh lãnh đạo. Tôi đã khóc vì điều đó… Sau hơn 1 tháng nỗ lực điều trị, bệnh nhi đã hồi phục sức khỏe.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước được thành lập ngày 2-7-1998, trên cơ sở vật chất của Bệnh viện huyện Đồng Phú. Bệnh viện lúc này chỉ có 50 giường bệnh do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, nhân lực y, bác sĩ không đáp ứng nhu cầu điều trị. Các kỹ thuật được triển khai chỉ là xử lý cấp cứu vết thương, cấp cứu sản, điều trị một số bệnh nội khoa thông thường.
Tiến sĩ - bác sĩ Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Năm đó, tổng số cán bộ, nhân viên toàn ngành y tế trong tỉnh là 997 người; tỷ lệ 2,2 bác sĩ/vạn dân, 11 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sĩ chỉ đạt 12,5%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hơn 38%.
Đổi mới toàn diện
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo ngành y tế Bình Phước các thời kỳ đã nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, nhất là những bệnh dịch mới phát sinh. Nhờ đó, ngành y tế Bình Phước đã xây dựng được mạng lưới y tế ngày càng phát triển cả công lập và ngoài công lập với hệ thống điều trị và dự phòng phủ khắp 11 huyện, thị xã, thành phố. Chất lượng khám, chữa bệnh, điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trong tỉnh ngày càng được nâng cao.
Người dân khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021)
Ngành y tế tỉnh đã đưa bác sĩ đến các bệnh viện tuyến trên như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để học tập nâng cao và tạo điều kiện để các bác sĩ, dược sĩ tham gia những lớp đào tạo sau đại học. Đồng thời, ngành y tế Bình Phước cũng tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và triển khai các kỹ thuật mới phục vụ điều trị như chẩn đoán hình ảnh (cộng hưởng từ, kỹ thuật số…). Từ sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên về máy móc lẫn chuyên môn nên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh gần đây, nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai áp dụng như mổ kết hợp xương hiện đại, cố định cột sống, mổ đóng đinh nội tủy xương đùi, mổ bóc u xơ, mổ u nang. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi của các hệ ngoại, sản, tai - mũi - họng, nội soi kết hợp chẩn đoán và điều trị như: ERCP, nội soi tán sỏi ngược dòng, nội soi lấy dị vật... Bệnh viện còn mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nên công tác khám, chữa bệnh ngày càng thuận lợi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chia sẻ và tích cực tham gia của nhân dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ ngày đêm xông pha truy vết, lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng, xét nghiệm để có kết quả nhanh, kịp thời. Công tác điều trị đã kịp thời xử lý trường hợp F0 mới phát hiện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong, từ đó giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, đồng thời giúp giảm bớt sang chấn tâm lý cho người bệnh. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, có 8 tập thể và 84 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Tuổi 25 vững bước hội nhập
Bệnh nhân Thị Do, dân tộc S’tiêng ở xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU) Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Tôi bị suy tim, suy thận phải điều trị tích cực mới giữ được mạng sống. Qua 2 ngày được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tận tình, động viên, tôi thấy khỏe hơn. Cảm ơn các y, bác sĩ bệnh viện đã kịp thời cứu chữa để tôi khỏe mạnh trở lại.
Đến nay, toàn tỉnh có 11 trung tâm y tế; 111 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tổng số công chức, viên chức của ngành y tế tỉnh 3.286 người, trong đó tuyến tỉnh 1.098 người, tuyến huyện 1.584 người, tuyến xã 604 người. Tỷ lệ 8,5 bác sĩ/vạn dân, 28,5 giường bệnh/vạn dân, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 65%. Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sĩ đạt 95%. 97,2% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy sinh dưỡng còn 13,2%, giảm 3 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. |
Bên cạnh nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, thời gian qua, khi dịch Covid-19 tấn công, ngành y tế Bình Phước đã nỗ lực cứu sống được nhiều bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hay hình ảnh cụ bà 96 tuổi ở tổ 2, ấp Sở Xiêm, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản chiến thắng bệnh Covid-19 sau 19 ngày được tập thể cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản chăm sóc, điều trị đã trở thành hình ảnh vô cùng lạc quan và tràn đầy niềm tin về ý chí và sự nỗ lực vượt bậc của y tế Bình Phước trong suốt chặng đường phát triển.
Đã 30 năm trôi qua, bệnh nhi bị sốt rét ác tính năm xưa được bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Hòa và Bệnh viện huyện Bù Đăng cứu sống nay đã trở thành thầy giáo. Đó là anh Nguyễn Văn Dương, giáo viên Trường tiểu học Đức Phong. Anh Dương chia sẻ: “Sau khi được điều trị khỏi bệnh, tôi được bố Hòa giữ lại nhà để chăm sóc suốt 4 năm tiếp theo. 4 năm đó, tôi được bố, bà nội chăm sóc và cho đi học. Tôi luôn biết ơn, bởi bố đã giành lại sự sống cho tôi và còn xây dựng hình ảnh một người thầy thuốc luôn hết mình vì bệnh nhân. Với bố, lúc đó hay bây giờ, tôi vẫn cảm nhận rất rõ hình ảnh của vị bác sĩ Andrew Manson trong tác phẩm “Thành trì”, là sách gối đầu giường của bố cho tới ngày nay”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Tầm nhìn mới phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trước đại dịch
- ·Bảo Việt giảm phí tới 15% chương trình bảo hiểm sức khỏe
- ·‘Mua 1 được 2’ với máy giặt tích hợp tiện ích sấy khô thông minh Panasonic
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Cơ hội mua sắm ‘giá hời’ trong ngày 15 sale giữa tháng trên Shopee
- ·Độc đáo món cốm 'rang 4 lửa, giã 10 lần' của người Thái ở Tây Bắc
- ·Giữ sạch môi trường cụm công nghiệp
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Hải quan Hòn Gai đón tàu container của hãng vận tải lớn nhất thế giới
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Ngân hàng Nhà nước bơm 60 nghìn tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng
- ·MSB ‘trình làng’ thẻ mDigi mang đậm phong cách thế hệ số
- ·Cổ phiếu Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng 5 phiên liên tiếp
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu nội địa đạt gần 153 nghìn tỷ đồng
- ·Quảng Ninh: Cửa khẩu Ka Long thông quan trở lại sau hơn 3 năm tạm dừng
- ·EVNHANOI: Chủ động cung ứng đủ điện khi nắng nóng
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Đồng Nai: Thu vào ngân sách 316 tỷ đồng từ thanh tra doanh nghiệp vi phạm thuế