会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq chivas】Động lực tăng trưởng 2023: Khi doanh nghiệp tìm kiếm sự năng động!

【kq chivas】Động lực tăng trưởng 2023: Khi doanh nghiệp tìm kiếm sự năng động

时间:2025-01-10 22:29:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:106次
Do những vướng mắc về thủ tục,ĐộnglựctăngtrưởngKhidoanhnghiệptìmkiếmsựnăngđộkq chivas cơ chế, Dự ánCảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I) mới giải ngân được 35,3% kế hoạch của năm 2022

Doanh nghiệpnhà nước nóng ruột

Những ngày cuối năm 2022, đại diện 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cuộc làm việc quan trọng tại Hà Nội, với Ủy ban và đại diện các cơ quan quản lý nhà nước. Cuộc làm việc rất nóng, vì nhiều vấn đề đang treo.

“Nếu không giải quyết được thì doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng đầu tưkhông hiệu quả”, ông Lê Ngọc Quang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lo lắng khi nhắc tới hiện trạng của 6 nhà máy tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai), thuộc 4 đơn vị của Tập đoàn.

Trong vòng 5 - 7 năm trở lại đây, cứ vài năm, các đơn vị này lại nhận được thông báo di dời, theo chủ trương của tỉnh.

“6 nhà máy này hàng năm đang tạo ra khoảng 3.600 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận khoảng 400 tỷ đồng, nộp ngân sách là 100 - 200 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 1.200 lao động. Vấn đề là, 14 ha của các đơn vị này có thời gian thuê đất đến năm 2031, nhưng địa phương không có cơ chế, chính sách gì cho doanh nghiệp, dù Tập đoàn đã đề nghị, vì di dời một nhà máy công nghiệp không dễ dàng, gần như phải bỏ đi, đầu tư mới. Các doanh nghiệp chưa phải di dời ngay, nhưng không thể đầu tư mở rộng hay phát triển gì từ đó đến nay…”, ông Quang nói và mong muốn Ủy ban tổ chức đối thoại với địa phương để tìm giải pháp.

Sự sốt ruột của ông Quang không đơn lẻ. Theo thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, rất nhiều đề xuất tương tự đã được các tập đoàn, tổng công ty gửi về đề nghị hỗ trợ giải quyết. Riêng TP.HCM đã có tới 162 kiến nghị, chủ yếu liên quan đến đất đai.

“Doanh nghiệp nhà nước sốt ruột lắm, vì các dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Ủy ban đều nằm trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, như điện, than, viễn thông, thăm dò dầu khí… Hiệu quả đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty chưa đạt kỳ vọng, giải ngân thấp so với kế hoạch là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Chúng tôi đang tham mưu để tổ chức một số cuộc làm việc, đối thoại với các địa phương, các bộ, ngành để giải quyết dứt điểm vướng mắc”, ông Phạm Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) cho biết.

Trong kế hoạch, cuộc làm việc với UBND TP.HCM sẽ được đề nghị tổ chức sớm.

Nhưng, ông Tuấn Anh cũng thừa nhận, còn nhiều vướng mắc liên quan đến sự chưa rõ ràng, thống nhất trong quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành cũng đã được doanh nghiệp tập hợp, đề xuất giải pháp, nhưng nhiều năm rồi không xử lý được. 

“Chúng ta không thể phân chia quyền của doanh nghiệp nhà nước theo tầng bậc như hiện nay được, mà phải phân cấp và tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp, của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của cơ quan quản lý nhà nước. Mục tiêu cuối cùng phải là phát huy tối đa nguồn lực của nhà nước trong doanh nghiệp. Chúng tôi đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật… ”, ông Tuấn Anh cho biết.

Nhìn lại, năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện đầu tư 90.500 tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch năm; trong đó có một số dự án quan trọng như tiếp tục triển khai thi công 3 dự án nhà  máy thủy điện mở rộng; Tập đoàn đang tập trung thực hiện chuẩn bị đầu tư 7 dự án nguồn điện trọng điểm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giải ngân 2.138 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm 2022. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mới thực hiện khoảng 10.587 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch đầu tư của năm.

Nếu như những vướng mắc được giải quyết sớm, thì những lo ngại về tình trạng thiếu nguồn điện dự phòng cho nền kinh tế hay lo ngại sớm về khả năng chậm trễ của dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I, khi năm 2022 mới giải ngân 3.000 tỷ đồng, đạt 35,3% so với kế hoạch 2022... có thể sẽ không có trong các báo cáo của năm 2023.

Chấp nhận những khúc cua gấp

Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cảm thấy hào hứng khi nghe các kế hoạch mà ông Tuấn Anh đưa ra.

Tháo gỡ được rào cản trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước sẽ thúc đẩy hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
  • Giá vàng thế giới tăng phiên thứ hai liên tiếp
  • Xem múa bollywood tại Hà Nội
  • Xóa nhà tạm: Nhiều cách làm hiệu quả ở vùng cao Tuyên Quang
  • Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
  • Quảng Bình: Bắt giữ lô hàng nhập lậu trị giá 400 triệu đồng
  • Tìm kiếm điểm sáng du lịch 2013
  • Nền kinh tế Eurozone gần như đình trệ trong tháng cuối năm