【kqbd u20 chau a】Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật
Nằm ngay vị trí trung tâm,ớilạtừđàiphunnướcnghệthuậkqbd u20 chau a đài phun nước có hình dạng tròn hình bông hoa mai cách điệu độc đáo, được chia thành ba vòng tròn chính với nhiều hiệu ứng ánh sáng đổi màu đẹp mắt lung linh trong đêm. Trung tâm đài phun nước được trang bị vòi phun sủi bọt tạo thành hình hoa mai và khi quan sát có cảm giác như nước đang chảy ra tận sông Hương.
Các em nhỏ thích thú ngắm nhìn đài phun nước nghệ thuật ở công viên Lý Tự Trọng. Ảnh: Quang Thiều
Sự xuất hiện của đài phun nước nghệ thuật ở quảng trường công viên Lý Tự Trọng kia gợi nhớ đến đài phun nước cổ cũng ở bên bờ sông Hương, đối diện với Kỳ đài của Hoàng thành Huế, được xây dựng vào thời Bảo Đại (năm 1936), vị vua chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Đài phun nước cổ này do kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets thiết kế, có hai phần, gồm một bể nước hình bông hoa bốn cánh và bệ đài ở giữa. Bệ đài là một cấu trúc hình trụ tứ giác, bốn mặt có bốn tượng rồng được tạo hình khá tinh xảo nên còn được gọi là đài phun nước hình rồng.
Để tìm hiểu về văn hóa và nghệ thuật của một thành phố, ngoài việc đến tham quan các bảo tàng nổi tiếng tại địa phương, người ta còn có thể khám phá các địa danh ngoài trời, như công viên, quảng trường hoặc những đài phun nước lâu đời. Đài phun nước là một dạng công trình kiến trúc dùng để phun nước vào bồn chứa nước hoặc bắn các tia nước vào trong không khí với mục đích cung cấp nước uống, tạo ra hiệu ứng trang trí hoặc làm mát không khí. Đài phun nước được sử dụng để trang trí công viên hay quảng trường, vinh danh những danh nhân hay các sự kiện, với mục đích vui chơi và giải trí.
Với đài phun nước cổ hình rồng, người Huế tự hào là một số ít nơi hiếm hoi ở Việt Nam còn bảo tồn đài phun nước có từ thời thuộc địa. Còn không quá đặc biệt về mặt kiến trúc nhưng công trình đài phun nước ở công viên Lý Tự Trọng lại cho thấy có kết hợp hài hòa với cảnh quang xung quanh khi nằm ngay vị trí đắc địa, giữa một bên là sông Hương với một bên là con đường Lê Lợi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và có sự kết nối với cầu đi bộ bằng gỗ lim đặc sắc trên sông Hương. Thật không ngoa khi bảo, Huế là thành phố đài phun nước.
Ngày tết dạo qua phố Lê Lợi, bắt gặp nơi công viên Lý Tự Trọng cảnh tượng đông vui chợt nghĩ đến sự đổi thay đang đến với thành phố bên bờ sông Hương. Cây xanh, các loại hoa cùng hệ thống đèn điện được trang trí mang đến không gian đẹp. Cũng đang bắt đầu có thêm nhiều điểm nhấn và quảng trường công viên Lý Tự Trọng với đài phun nước nghệ thuật, lộng lẫy muôn màu, hứa hẹn là địa điểm vui chơi, hóng mát, điểm “check - in” cho người dân địa phương và du khách gần xa. Huế đang rất cần có thêm nhiều điểm nhấn và mới lạ như thế để hấp dẫn và sang trọng hơn.
Đan Duy
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·“Sống không thật lòng” không phải nguyên nhân chấm dứt HĐ lao động
- ·Nhà 1 tỷ, giá mỗi m2 vẫn cao?
- ·Tiêu 80 triệu vay ngân hàng, bệnh bạch cầu cấp vẫn chưa tha
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Gia đình liêu xiêu vì con mắc bệnh ung thư
- ·100 cặp đôi cưới đúng ngày Quốc khánh
- ·Buồn lòng người mẹ trẻ có con bị bệnh hiếm gặp
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Cần gấp 40 triệu cứu bé có “thâm niên” nằm viện
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Nỗi khổ vay vốn mua nhà
- ·Phố núi sáng lung linh trong giờ trái đất
- ·Mệt mỏi vì chồng là 'cậu ấm'
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Biển hiệu tiếng Trung: Phạt cao nhất 5 triệu đồng?
- ·Người mẹ bệnh tật nguyện chết để con không phải bỏ học
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 8/2013
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Chồng/ vợ đăng kí thường trú khác nhau, con tính sao?