【celaya fc】Thanh khoản của doanh nghiệp còn khó khăn, lãi vay chưa giảm tương xứng
Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất điều hành,ảncủadoanhnghiệpcònkhókhănlãivaychưagiảmtươngxứcelaya fc tăng thanh khoản cho nền kinh tế | |
Tìm điểm hài hòa cho chính sách tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng | |
Lãi suất cho vay bình quân đã giảm tích cực, còn từ 9- 9,2%/năm |
Bắt đầu cho làn sóng giảm lãi suất trong tháng 5 là từ các “ông lớn” ngân hàng.
Theo đó, tại kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tại Vietcombank, VietinBank, BIDV hiện chỉ còn 5,1%/năm, thấp hơn 0,3%/năm so với tuần đầu tháng 5. Lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng giảm 0,3-0,4%/năm về 5,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% về mức 7,2%/năm.
Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, bối cảnh thanh khoản dồi dào cũng giúp các ngân hàng này giảm lãi suất huy động. Chẳng hạn, từ tuần thứ 2 của tháng 5, Techcombank giảm thêm 0,2% lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. VPBank, TPBank cũng giảm lãi suất 0,15-0,2% cho một số kỳ hạn.
Nhờ đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất ở các ngân hàng thương mại trong khoảng 7,5-8%/năm đối với các ngân hàng tầm trung, mức từ 8,5-8,8%/năm đối với các ngân hàng nhỏ.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất huy động liên tục giảm mạnh từ đầu tháng 2 đến nay, đặc biệt là sau khi NHNN 2 lần giảm lãi suất điều hành vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua. So với giai đoạn cao điểm hồi đầu năm, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1,7% ở tất cả kỳ hạn. Như vậy, lãi suất huy động giảm tới gần 3%/năm so với cuối năm 2022.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán VnDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân hạ về mức 7% trong năm 2023 và NHNN có thể giảm thêm lãi suất điều hành nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2023.
Lãi suất cho vay chưa giảm nhiều khiến doanh nghiệp còn khó khăn. Ảnh: ST |
Mặc dù lãi suất huy động đã có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, nhưng theo số liệu công bố mới nhất của NHNN, đến cuối tháng 2, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 11,795 triệu tỷ đồng, tương đương mức giảm khoảng 0,27% so với thời điểm cuối năm 2022. Như vậy, chỉ trong 2 tháng đầu năm có tổng cộng khoảng 23.780 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng bị rút khỏi ngân hàng.
Lý do dẫn đến mức suy giảm trên đến từ việc tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm mạnh. Ước tính chỉ sau 2 tháng đầu năm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm đến 338.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi từ cư dân sau 2 tháng đầu năm đã tăng thêm đến 314.000 tỷ đồng (tương đương mức tăng 5,36%), đánh dấu 15 tháng liên tiếp tăng trưởng dương.
Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), huy động vốn khu vực tổ chức kinh tế giảm trong khi tín dụng tăng chậm phản ánh tình trạng thanh khoản khó khăn của các doanh nghiệp; những doanh nghiệp tốt có dư thừa thanh khoản đã phải rút tiền gửi về để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của bản thân.
Việc doanh nghiệp thiếu thanh khoản còn đến từ nguyên nhân lãi suất cho vay vẫn chưa giảm như kỳ vọng, dù lãi suất huy động đã giảm mạnh. Thống kê thực tế của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao hơn so với thời điểm trước Covid-19, dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng cho doanh nghiệp sản xuất thông thường, trong khi lãi suất vay tiêu dùng hay cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khoảng 13,5-14%/năm.
Đại diện NHNN đã lý giải, lãi suất cho vay trên thị trường muốn giảm thì cần phải có độ trễ do mỗi tổ chức tín dụng trước đó đều phải huy động với lãi suất cao, cũng như mức độ giảm phụ thuộc vào năng lực tài chính của từng ngân hàng.
Tại báo cáo của NHNN gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN cho biết, việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội gặp nhiều khó khăn, thách thức do các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất và giữ ở mức cao; áp lực lạm phát trong và ngoài nước ở mức cao, cùng với đó là mặt bằng lãi suất đã gia tăng trong năm 2022.
Vì thế, cơ quan quản lý tiền tệ đã không ít lần cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm chi phí tối đa, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Nhãn hàng thống trị MV của nghệ sĩ
- ·Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV
- ·Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quy hoạch nguồn cấp ủy tỉnh Bình Dương
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Cử tri đề nghị xây dựng thống nhất bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh
- ·Thủ tướng: Cần củng cố, phát huy hiệu quả “pháo đài” chống dịch tại TP.HCM
- ·IAEA tặng Việt Nam thiết bị chống dịch trị giá gần 500.000 Euro
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Việt Nam, Hoa Kỳ sẵn sàng mở ra chương mới cho quan hệ hai nước
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lạc quan về triển vọng phục hồi hậu Covid
- ·Phúc Khang Corporation càng mở rộng quy mô, kinh doanh càng thụt lùi
- ·PV Oil báo lỗ hơn 300 tỷ đồng
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Cục Hàng không Việt Nam đề xuất lộ trình khởi động lại thị trường hàng không nội địa
- ·Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV
- ·Hội LHTN Việt Nam TP.Dĩ An: Phát động thi đua thực hiện các công trình, phần việc thanh niên
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Bốn Thứ trưởng Bộ GTVT cùng trực chiến, bám điểm nóng vùng dịch COVID