【liv vs bournemouth】Thanh tra đồng hành cùng doanh nghiệp
(CMO) "Thanh tra nên là người tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp (DN), không phải đụng vấn đề nào cũng phạt mà phải hỗ trợ DN, trước khi xử phạt phải nhắc nhở, nếu DN không khắc phục lần sau sẽ phạt", đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Cà Mau Lê Hoàng Phước tại buổi toạ đàm, kết nối ngành thanh tra với DN vừa qua.
Theo ông Lê Hoàng Phước, có nhiều vấn đề giữa DN và ngành thanh tra, ai cũng biết nhưng không ai dám nói, DN vì lợi nhuận nên phải bỏ qua nhiều vấn đề. Vì vậy, mong rằng DN thẳng thắn nêu rõ vấn đề để hai bên có sự chia sẻ, để ngành thanh tra làm tốt nhiệm vụ cũng như để DN hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, tránh những sai phạm đáng tiếc để bị xử phạt vi phạm hành chính…
Với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, góp ý cho nhau để có thông tin đầy đủ, có giải pháp xử lý chính xác, thông tin những vấn đề cụ thể thời gian qua DN gặp phải, nên nếu những vấn đề giải quyết được tại buổi đối thoại thì ngành thanh tra sẽ trực tiếp giải quyết, những vấn đề còn khó khăn, phải tiếp tục xin ý kiến thì có trả lời sau. Những vấn đề thời gian qua thanh tra làm chưa được, những vấn đề DN còn vướng mắc, ngành thanh tra rất cần được lắng nghe những chia sẻ trực tiếp của các DN", Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Hoàng bày tỏ.
Đồng tình với chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, Giám đốc Hành chính nhân sự, Tập đoàn Thuỷ Sản Minh Phú Phan Văn Tâm nhìn nhận: Thời gian qua, giữa DN với ngành thanh tra vẫn còn khoảng cách, chưa có sự gần gũi. Song, khoảng 4-5 năm nay, việc thanh tra trùng lặp đã giảm đáng kể, công ty không còn bị thanh tra trùng lắp trong 1 năm nữa. Nếu như trước đây 1 DN tiếp nhiều đoàn thanh tra trùng lắp nội dung thì hiện nay việc này không còn.
Ông Phan Văn Tâm nêu ví dụ cụ thể: Năm nay kiểm tra về BHXH thì sẽ không có việc Sở LĐ-TB&XH tỉnh kiểm tra việc thi hành pháp luật về lao động. Ngược lại, đã thanh tra về lao động thì không còn thanh tra về BHXH. Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú khi cần tư vấn về BHXH hay về lao động đều được ngành BHXH, Sở LĐ-TB&XH nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ. Tuy nhiên, việc thanh tra ở các bộ phận khác thì vẫn còn một số vướng mắc.
Nhiều DN chia sẻ những khó khăn, vướng mắc để các sở, ngành cùng nhau tháo gỡ. |
Ông Tâm chia sẻ: Pháp luật Việt Nam hiện nay rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn mới, DN không phải chuyên ngành nên cập nhật thông tin không kịp thời, vô tình đang thực hiện những thông tư, nghị định cũ nên DN lại là đối tượng thực hiện sai quy định của pháp luật. Vì vậy, đề nghị ngành thanh tra nhắc nhở, chỉ ra vấn đề để DN thực hiện đúng để những lần sau khi kiểm tra lại hay thẩm tra nếu như DN cố tình vi phạm thì sẽ xử phạt.
Ông Tâm kiến nghị: Trước tình hình dịch Covid-19, năm 2020 có thể kéo dài đến năm sau thì việc Thanh tra Nhà nước tỉnh cố gắng giảm thanh tra nếu như những cuộc thanh tra không cần thiết đối với DN, vì thực sự DN gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước nên tăng cường những giao dịch điện tử giữa những cán bộ Nhà nước với DN, cán bộ Nhà nước tiếp xúc với người dân, DN càng giảm nhiều càng tốt để tránh những trường hợp tiêu cực xảy ra.
Hiện nay tình trạng thanh tra trùng lắp giữa các ngành trong tỉnh đã khắc phục, nhưng vẫn còn sự trùng lắp giữa thanh tra tỉnh và Trung ương. Vấn đề này được ông Huỳnh Quốc Hoàng thông tin: Theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ kiểm tra mỗi DN 1 lần/năm theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu DN có vi phạm pháp luật thì có thể kiểm tra nhiều hơn. Còn đối với sự trùng lắp giữa tỉnh và Trung ương trong việc thanh tra DN, ngành thanh tra sẽ tham mưu thanh tra Chính phủ điều chỉnh Luật năm 2010 để làm sao có quy định Trung ương trước, tiếp theo sẽ tới tỉnh để tránh trùng lắp.
Trả lời câu hỏi của DN về việc khi DN không phạm lỗi, đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất mà không thông báo trước thì DN có quyền từ chối không cho vào DN có được không? Ông Hoàng cho biết: Về luật định thì DN phải chấp hành khi cơ quan chức năng công bố quyết định, vì đó là mệnh lệnh hành chính của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, thanh tra viên có vi phạm thì DN có quyền kiến nghị, phản ảnh.
Các cuộc thanh tra về lao động năm 2020 giảm đáng kể do nhiều vướng mắc được tháo gỡ. |
Phó chánh Thanh tra Sở TN&MT Cà Mau Huỳnh Thạch Sum cho biết: Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ngành tài nguyên môi trường thì tất cả các văn bản từ nghị định, thông tư hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành chuyên lĩnh vực tài nguyên môi trường hàng năm Sở TN&MT đều có kế hoạch tập huấn. DN kinh doanh thuỷ sản thì hầu như các văn bản sở đều tập huấn mỗi năm từ 2-3 lần. Mỗi khi tập huấn, sở đều mời lãnh đạo DN và 1 cán bộ chuyên môn phụ trách. Nhưng thường chỉ có nhân viên phụ trách tham dự, khi về không báo cáo cho lãnh đạo DN nên lãnh đạo DN không thể nào nắm được. Vì vậy thường xảy ra một số vi phạm về hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, thanh tra Sở TN&MT tuyên truyền và vận động DN thực hiện những quy định cụ thể của Nhà nước đặt ra. Lần thứ nhất chỉ nhắc nhở, lần thứ hai lập biên bản xử lý vi phạm hành chính nên giữa DN và ngành thanh tra không đặt nặng vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.
Theo ông Huỳnh Thạch Sum, đa số Sở TN&MT trong quá trình thanh tra, kiểm tra thường xuyên nhắc nhở DN thực hiện. Ông Sum mong muốn các DN nếu thấy còn khó khăn vướng mắc gì thì mong DN nêu lên, nếu cá nhân có đủ thẩm quyền thì sẵn sàng giải quyết tại chỗ, còn nếu vấn đề vượt thẩm quyền sẽ báo cáo với lãnh đạo sở.
Về khó khăn trong công tác thanh tra mà ông Huỳnh Thạch Sum mong DN chia sẻ là, hiện nay doanh nghiệp chậm nộp xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện khi hai bên cùng ngồi với nhau, trao đổi những vướng mắc, nhưng khi ban hành quyết định xử phạt thì DN lại không thực hiện, chậm trễ, kéo dài thời gian.
Thời gian qua, sở không đưa các quyết định xử phạt lên website của sở, nhưng theo Nghị định 19 ngày 1/2/2020, Điều 22 quy định các hành vi khi cán bộ thực hiện công vụ mà không thực hiện đúng Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật cảnh cáo khiển trách (Điều 25, 26), nếu không xử phạt thì cán bộ sở sẽ bị xử lý kỷ luật. Ông Huỳnh Thạch Sum mong được các DN chia sẻ.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau Trương Đăng Khoa, để thông tin giữa DN, hiệp hội DN với các ngành được thông suốt, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, đề nghị hiệp hội thành lập group trên Zalo, có số điện của lãnh đạo một số sở, ngành. Khi có thông tư, nghị định, hướng dẫn mới sẽ đưa lên, hay DN phản ánh khó khăn vướng mắc thì lãnh đạo các sở, ngành sẽ có trách nhiệm giao cho các cơ quan chuyên môn trả lời. Chỉ có như vậy, thông tin mới được thông suốt, liên tục. Đây là một trong những giải pháp để cầu nối giữa Hiệp hội DN với DN và các sở, ngành có liên quan./.
Hồng Phượng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·President holds bilateral meetings on sidelines of APEC economic leaders' meeting
- ·Former deputy minister of Health receives 30
- ·Việt Nam, US begin new initiative to promote private sector
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·New Zealand, Việt Nam need to bolster ties for the sake of peace, prosperity in Asia
- ·Việt Nam, Republic of Korea upgrade ties to Comprehensive Strategic Partnership
- ·Deputy PM's assistant arrested for abuse of power
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·President meets RoK
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Late PM Kiệt an excellent leader: PM Chính
- ·ASEAN works on common mutual legal assistance framework to protect citizens and businesses
- ·First international defence expo in Việt Nam begins December 8
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·President starts Thailand visit, attendance in 29th APEC Economic Leaders’ Meeting
- ·Top legislator’s trip boosts ties with Cambodia, Philippines, ASEAN inter
- ·President starts Thailand visit, attendance in 29th APEC Economic Leaders’ Meeting
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·New Zealand PM highlights role of women in modern economy