【kqbd western united】TP. HCM sẽ không còn HĐND cấp quận, phường từ giữa năm 2021
Không tổ chức HĐND cấp quận,ẽkhôngcònHĐNDcấpquậnphườngtừgiữanăkqbd western united phường
Sáng 16/11, với 420/428 đại biểu bấm nút tán thành (tương đương 87,14% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 mà không cần thí điểm. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Theo đó, chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm HĐND và UBND. Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch HĐND, 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; phó chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Đáng chú ý, Nghị quyết nêu rõ, các quận và phường tại TP.HCM sẽ không có HĐND mà chỉ có UBND. Còn việc tổ chức chính quyền địa phương ở các huyện, thành phố, xã, thị trấn của TP.HCM được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (tức có cả HĐND và UBND).
Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm chủ tịch, không quá 3 phó chủ tịch, các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận.
UBND phường gồm chủ tịch, không quá 2 phó chủ tịch và các công chức khác của UBND phường.
HĐND và UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021.
Kể từ ngày 1/7/2021, chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, công chức cấp xã ở phường được bầu hoặc tuyển dụng trước thời điểm này được chuyển thành công chức làm việc tại phường đang công tác. Trường hợp chuyển sang vị trí việc làm mới, công chức phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp vị trí việc làm theo quy định của Chính phủ.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP. HCM |
Chuẩn bị pháp lý cho việc thành lập TP. Thủ Đức
Một nội dung quan trọng khác trong Nghị quyết là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; UBND, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM.
Đây là nội dung có nhiều đại biểu băn khoăn khi thảo luận tại Quốc hội. Một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là không hợp lý vì trên thực tế chưa có đơn vị hành chính này và việc quy định như vậy không thống nhất với quy định tại Điều 1 của dự thảo nghị quyết.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở quy định về “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã đã cụ thể hóa tên gọi của đơn vị này là “thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương”.
Khi ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chưa có thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập nhưng để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức chính quyền địa phương ở loại đơn vị hành chính này, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Theo ông Tùng, Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộ xem xét, quyết định.
Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Thủ Đức sau khi được thành lập, nghị quyết này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc thành phố là cần thiết và phù hợp.
“Quy định như vậy không mâu thuẫn với khoản 4 Điều 1 của dự thảo nghị quyết vì tại thành phố thuộc thành phố vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND”, ông Tùng cho hay.
Song, do ở các phường thuộc thành phố này không tổ chức HĐND nên trong Nghị quyết của Quốc hội phải bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn cho HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố tương tự như đối với HĐND, UBND TP.HCM.
Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền.
Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·TPHCM: Công viên Văn hóa gần 100 tỷ đồng vẫn hoang sơ sau 23 năm phê duyệt
- ·Giải ngân đầu tư công ở TPHCM: 'Thừa tiền nhưng không tiêu được vì điểm nghẽn'
- ·Mùa mưa bão cận kề, nhiều địa phương tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·9 cầu bộ hành nối ga Metro Bến Thành
- ·Bão số 3 Yagi vẫn giữ cường độ rất mạnh, áp sát bờ biển Quảng Ninh
- ·Đồng Nai: 2 lần trễ hẹn tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Khó hoàn thành sáp nhập huyện, xã trước tháng 10
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Quân đội phải được quan tâm xây dựng vững mạnh
- ·Công an lên tiếng vụ nhóm người chụp ảnh khỏa thân trên đường ở Bình Dương
- ·Dự án bờ kè 80 tỷ đồng vừa nghiệm thu đã sạt lở hàng chục mét ở Kiên Giang
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội mất 1,5 tỷ đồng sau cài đặt 1 phần mềm trên điện thoại
- ·Giải ngân đầu tư công ở TPHCM: 'Thừa tiền nhưng không tiêu được vì điểm nghẽn'
- ·Suy thoái đạo đức lối sống, giám đốc trung tâm thuộc UBND Bình Phước bị cảnh cáo
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Hé lộ cao tốc giúp người Sài Gòn đi tắm biển Vũng Tàu chỉ mất 70 phút chạy xe