【soi keo real】“Bắt đúng bệnh”, thúc đẩy cổ phần hóa hiệu quả
PV:Kết quả cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN),ắtđúngbệnhthúcđẩycổphầnhóahiệuquảsoi keo real thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua được đánh giá là chậm so với yêu cầu, nguyên nhân chính do đâu, thưa ông?
Ông Đặng Quyết Tiến |
Ông Đặng Quyết Tiến: Có thể nói vấn đề thoái vốn, CPH trong thời gian qua đang chững lại và chậm so với yêu cầu đề ra. Trong giai đoạn 2016 - 2020 chúng ta chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, dù trên thực tế con số có thể cao hơn. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 chúng ta chỉ đạt 30% kế hoạch CPH đề ra.
Về nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến động khó lường, trong bối cảnh kinh tế thế giới và địa chính trị có nhiều bất ổn, tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và những đợt phong tỏa kéo dài từ đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là yếu tố chính dẫn đến sự chậm trễ của CPH, thoái vốn. Đầu tiên là nhận thức. Trong nhận thức vẫn còn tư tưởng ngại CPH, không muốn CPH. Bên cạnh đó, có những về phát sinh trong CPH, những vướng mắc xảy ra còn sự tranh luận khác nhau và vẫn chưa thống nhất trong vấn đề đưa vào thể chế để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Hai là, trong tổ chức thực hiện, các tập đoàn, tổng công ty còn lúng túng, xây dựng danh mục đưa vào CPH chưa sát, dẫn đến CPH DN ngoài danh mục thực hiện được nhiều hơn trong danh mục. Đồng thời, các DN cũng lúng túng trong khâu chuẩn bị để CPH, đặc biệt là khi áp dụng Luật Quản lý tài sản công, sắp xếp lại cơ sở nhà đất, đến khi CPH DN mới vội vàng sắp xếp, trong khi việc sắp xếp lại nhà đất không phải chỉ DN CPH mà bất kỳ DN nào cũng phải sắp xếp. Chính vì sắp xếp chậm nên còn lúng túng, kéo dài thời gian chuẩn bị CPH, dẫn đến nhiều DN sau 2 - 3 năm, thậm chí 4 năm vẫn chưa sắp xếp xong. Theo đó, sắp xếp lại nhà đất trở thành vấn đề tồn tại, bất cập.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân |
Tuy đây là vấn đề do lịch sử để lại, nhưng cũng mang tính chủ quan của những người đứng đầu DN. Khi DN có nhiều cơ sở nhà đất thì khi sắp xếp phải xác định được là phải thu gọn lại, trả lại những mảnh đất không dùng đến hoặc đang dùng không đúng mục đích để cho các địa phương giải phóng quỹ đất này cho các thành phần kinh tế khác. Nhưng, các DN lại ngại làm điều này.
Vấn đề cuối cùng là công tác kiểm tra giám sát. Chúng ta có kiểm tra giám sát, đánh giá, chỉ ra chỗ này chỗ kia CPH chậm, nhưng sau đó xử lý như thế nào, kiểm điểm trách nhiệm ra sao thì còn thiếu chế tài, dẫn đến tính thực thi pháp luật, tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, mệnh lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chưa cao.
Hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốnTheo Cục Tài chính doanh nghiệp, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành đầy đủ, tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Trong đó: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 về quản lý sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp (DN), đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại DN. Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”. Đồng thời, đã ban hành 03 thông tư, gồm Thông tư số 119/2021/TT-BTC ngày 23/12/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC; Thông tư số 05/2022/TT-BTC ngày 8/2/2022 hướng dẫn tái cơ cấu DN không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ; Thông tư số 07/2022/TT-BTC ngày 9/2/2022 hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu DN, đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã xây dựng, gửi lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo thông tư hướng dẫn một số nội dung về khai, nộp và chi từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện nội dung thông tư này. |
PV: Ông có nhắc tới việc còn nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức trong quá trình CPH là nguyên nhân dẫn tới CPH chậm, xin ông cho biết rõ hơn về điều này?
Ông Đặng Quyết Tiến:Một trong những nguyên nhân dẫn tới CPH chậm do nhận thức còn nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề như: xác định giá trị lợi thế, giá trị đất đai, giá trị lịch sử văn hóa... Bên cạnh đó, vấn đề xử lý những tồn tại trong quá trình sắp xếp đất đai còn có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng lại chậm được các cơ quan chức năng tháo gỡ, các thể chế chậm được ban hành.
Ví dụ như việc sửa những vấn đề vướng mắc trong CPH thì tới năm 2020 chúng ta mới ban hành Nghị định 140/NĐ-CP, còn việc sắp xếp đất đai theo Luật Quản lý tài sản công thì đến năm 2021 chúng ta mới ban hành Nghị định 67/NĐ-CP sửa Nghị định 167/2017/NĐ-CP. Rõ ràng, đây là vấn đề phải tuân thủ pháp luật, nhưng hệ thống thể chế chậm được ban hành thì DN thực hiện gặp vướng mắc và cũng sẽ bị chậm. Đây là những bài học rút ra trong giai đoạn vừa qua.
PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, sắp xếp đất đai là vướng mắc lớn nhất trong CPH. Vậy theo ông, có nên tách sắp xếp đất đai ra khỏi quá trình CPH hay không? Về xác định giá trị DN, cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xác định đúng giá trị DN?
Ông Đặng Quyết Tiến: Đây là hai vướng mắc lớn nhất, cũng là hai điểm nhấn làm cản trở quá trình CPH thời gian qua. Là cơ quan ban hành chính sách, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để hoàn thiện các vấn đề này. Về định hướng tách giá trị đất ra khỏi phương án tính giá trị CPH thì phải rà soát, tính toán kỹ để đảm bảo tính đúng, tính đủ, tránh thất thoát trong CPH, đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, tránh bị lợi dụng. Về định giá, phải làm sao tính đúng tính đủ, nhưng phù hợp với thực tiễn.
Để đưa ra quy định cụ thể, một cơ chế chính sách rõ ràng, Bộ Tài chính sẽ cần tiếp tục phải lắng nghe nhiều hơn, bên cạnh ý kiến của các chuyên gia, các tập đoàn, tổng công ty, thì cần lắng nghe ý kiến của các thành phần kinh tế khác, ví dụ như các nhà đầu tư, các công ty tư vấn... Khi hội tụ đủ ý kiến của các thành phần liên quan, nhiều chiều, chiếu theo các quy định của pháp luật, định hướng của Đảng thì chúng ta mới ban hành được cơ chế chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Chúng ta phải bám theo luật pháp, khi luật chưa sửa thì phải tuân thủ theo luật hiện hành, ví dụ Luật Đất đai 2013... Sau này khi đã ban hành cơ chế chính sách mới, ví dụ Luật Đất đai sửa đổi vào năm 2023, hay Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN vào năm 2024..., thì chúng ta sẽ có những sửa đổi căn cơ hơn. Còn trước mắt, trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế cần phải có những hành động tháo gỡ trong khuôn khổ pháp luật cho phép để thúc đẩy CPH, thoái vốn ở mức hợp lý.
PV: Qua thực tế CPH cũng như qua kiến nghị của các chuyên gia, DN, cơ quan chức năng, theo ông, đâu là những giải pháp cơ bản để thúc đẩy CPH DNNN trong giai đoạn tới?
Ông Đặng Quyết Tiến:Trong giai đoạn vừa qua, CPH DNNN bị trầm lắng do dịch Covid-19, đến hôm nay nền kinh tế cũng đã bắt đầu phục hồi, đặc biệt là Chính phủ đang thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính lắng nghe, rà soát lại cơ chế chính sách, những bất cập vướng mắc, trên cơ sở kiến nghị đề xuất của các DN, chuyên gia, cơ quan chức năng để tìm ra được những vấn để cốt lõi, điểm nhấn cản trở CPH, thoái vốn. Từ đó, tìm ra giải pháp về mặt thực thi pháp luật, kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách để “bắt đúng bệnh” nhằm thúc đẩy CPH, thoái vốn.
Nhiều doanh nghiệp 4 năm vẫn chưa sắp xếp xong cơ sở nhà đấtTheo ông Đặng Quyết Tiến, rất nhiều doanh nghiệp sau 2 - 3 năm, thậm chí 4 năm vẫn chưa sắp xếp xong cơ sở nhà đất. Mặc dù quá trình sắp xếp này có nhiều vấn đề tồn tại và bất cập, là vấn đề của lịch sử để lại nhưng phần lớn là nguyên nhân chủ quan của rất nhiều doanh nghiệp. |
Chúng tôi cho rằng, có mấy vấn đề như sau: Thứ nhất, cần phải xử lý sắp xếp nhà đất như thế nào để đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh chính, thay vì sau CPH DN lại đi vào kinh doanh bất động sản, không đúng với mục tiêu CPH.
Hai là, sắp xếp đất đai để tiết kiệm nguồn lực bằng cách thu hồi lại các nguồn lực để giải phóng nguồn lực đó cho các thành phần kinh tế khác. Đây là mục tiêu đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những hội thảo, tọa đàm để bàn luận các vấn đề cụ thể hơn, đặc biệt là vấn đề đất đai để đưa ra được các giải pháp căn cơ, minh bạch, rõ ràng, để khi DN tiến hành sắp xếp thì DN biết mình không sai, không sợ trách nhiệm, đây là vấn đề quan trọng nhất. Đồng thời, rà soát lại khâu chuẩn bị CPH, khâu xác định giá trị DN, xem còn vấn đề gì bất cập, chưa chính xác, chưa sát thực tế, sau đó hoàn thiện thể chế theo hướng theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch, tôn trọng việc thẩm định giá của các cơ quan tư vấn thẩm định giá tuân thủ theo đúng quy định. Như vậy, để tránh được sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước vào vấn đề định giá mà không theo cơ chế thị trường.
Bộ Tài chính mong muốn nắm bắt được suy nghĩ, nhận thức, tâm tư, vướng mắc của DN để có giải pháp nhằm động viên về nhận thức, quán triệt, hoàn thiện thể chế để tăng cường niềm tin, trách nhiệm cho DN, để DN không phải lo sợ khi CPH, thực hiện đúng thì sẽ được pháp luật bảo hộ. Bộ Tài chính cũng sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, báo cáo Chính phủ và đề xuất những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như dài hạn để Chính phủ có chỉ đạo cho CPH giai đoạn tới.
PV:Xin cảm ơn ông!
* Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính):
Tiếp tục rà soát để hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DN, cần tiếp tục thực hiện rà soát để hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và chính sách về CPH.
Ông Nguyễn Tân Thịnh |
Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng các DN khi chuyển sang CPH thì chỉ được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; không được thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sau CPH. Trường hợp DN không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho Nhà nước và sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Về công tác tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty khẩn trương đôn đốc các DN trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu DN chậm kê khai, báo cáo đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các DN của Trung ương đóng trên địa bàn theo đề nghị của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương nhằm bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ việc xây dựng phương án sử dụng đất khi thực hiện CPH.
Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN.
* Chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh:
Không lấy đất làm “mồi” để thu hút nhà đầu tư
TS. Vũ Đình Ánh |
Chúng ta thực hiện CPH DN, bản chất là chúng ta bán DN chứ không phải bán đất gắn với DN do lịch sử để lại. Tất cả những thất thoát, lãng phí, thậm chí sai phạm trong quá trình CPH DN vừa qua, đồng thời cũng là một nguyên nhân khiến cho tiến trình này diễn ra rất chậm và gặp nhiều khúc mắc, chính là vấn đề liên quan tới đất đai. Do vậy, trước hết phải tách đất ra khỏi giá trị của DN, cùng với đó là phải có một cơ chế để xử lý tài sản là đất đang thuộc quyền quản lý của DN thực hiện CPH.
Tôi nghiêng về quan điểm nên có cơ chế cho thuê, thậm chí cho thuê ngắn hạn và việc cho thuê này sẽ chấm dứt ngay khi DN sử dụng đất đó không đúng mục đích. Có như vậy mới hạn chế được việc lạm dụng đất ở những DN CPH, thậm chí trở thành một hình thức không phải là mua DN mà là mua đất gắn với DN, tác động rất tiêu cực đến lợi ích của Nhà nước, đặc biệt là lợi ích trong vấn đề quản lý tài sản có giá trị tại những “mảnh đất vàng, kim cương” có giá trị kinh tế rất lớn do DN CPH nắm giữ.
Do đó, nếu loại bỏ đất đai, bản thân DN sẽ có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư chứ không phải đất đai, hay nói cách khác, không lấy đất làm “mồi” để thu hút nhà đầu tư, tránh các sai phạm như thời gian qua và tránh làm méo mó quá trình CPH DNNN.
* Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong:
Định giá đất cần bám sát giá thị trường, gắn với quy hoạch sử dụng đất
Việc định giá đất cần bám sát giá thị trường, gắn với quy hoạch sử dụng đất. Nhà nước không nên cho DN trả tiền thuê đất một lần trong thời hạn giao đất, mà chỉ ổn định trong khoảng thời gian nhất định và có điều chỉnh giá thuê sau thời gian đó theo nguyên tắc bám sát giá thị trường; tiếp tục hướng dẫn việc xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Ðất đai năm 2013.
TS. Nguyễn Minh Phong |
Quán triệt và bám sát nguyên tắc này, thì đất có nguồn gốc CPH sẽ được xử lý theo hai hướng: Hoặc tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất và triển khai phương án CPH theo quy trình đã định; hoặc không tính giá đất vào giá trị DN khi CPH, mà trả đất về lại Nhà nước để sử dụng cơ chế thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi CPH xong.
Theo đó, cần phân giá trị quyền sử dụng đất DN thành 2 nhóm. Nhóm 1 là tính toán được ngay và đưa vào giá trị CPH DN. Nhóm 2 là phần không tính được hoặc sử dụng sai mục đích thì nên thu hồi và đưa ra đấu giá cổ phần, tôi cho rằng đây là đề xuất tích cực mang tính đột phá phù hợp quy định chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết 60 của Quốc hội.
Nếu thực hiện tốt việc tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quá trình CPH DNNN sẽ tạo hướng khả thi và hiệu quả cao trong giải bài toán khó nhất, vướng nhất hiện nay là xác định giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh của các DNNN cần CPH đang nắm giữ những diện tích đất ở vị trí đẹp trong khu đô thị và cả ở những khu vực hẻo lánh khó xác định giá trị trường. Qua đó, tránh định giá giá trị DNNN sai (quá cao và quá thấp) khi xây dựng phương án CPH DNNN và giảm thiểu tình trạng cán bộ sợ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không dám quyết định, khi có vướng mắc liên quan đến vấn đề xử lý đất đai…
Ngoài ra, cần bổ sung những chế định đấu giá quyền sử dụng đất và quyền thuê đất vào Luật Đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và thông tin đầy đủ về đất (diện tích, vị trí, giá thuê, phương thức trả tiền…).
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Triệt phá án ma túy lớn
- ·Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
- ·Nhiều cán bộ ở Quảng Ninh chưa nghiêm túc kê khai tài sản
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Quản chặt bán hàng livestream
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội tiếp Thủ tướng Australia
- ·Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn
- ·Bộ trưởng Công an trình Quốc hội nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng
- ·HSBC: Việt Nam có tiềm năng trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ 2 ASEAN vào 2030
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Bờ kè Xà No xuống cấp
- ·Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc
- ·NHNN đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý hành vi thuê người xếp hàng gom vàng
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Công tác nội chính có nhiều chuyển biến tích cực