【kết quả newcastle hôm nay】Hợp tác kinh tế Việt Nam
Dệt may - mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ |
Đối tác xuất khẩu số 1 của Việt Nam
Từ mốc bình thường hóa quan hệ hai nước (1995),ợptáckinhtếViệkết quả newcastle hôm nay tới Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ BTA (2000), Việt Nam gia nhập WTO (2006) và sắp tới là Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, đã đưa giao thương hai nước gần như từ con số 0 lên 36,3 tỷ USD (năm 2014), 45 tỷ USD (năm 2015). 3 tháng đầu năm 2016, con số này là gần 10 tỷ USD. Đáng chú ý, Hoa Kỳ liên tiếp trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và cũng là thị trường mà Việt Nam luôn xuất siêu kỷ lục.
Đứng đầu xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện là nhóm hàng dệt may với trị giá kim ngạch đạt xấp xỉ 11 tỷ USD vào năm ngoái. Các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn tiếp theo: Giày dép các loại (hơn 4 tỷ USD), dự kiến đạt 12,5 tỷ USD năm 2016; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 2,8 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện hơn 2,7 tỷ USD…
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa kỳ sẽ có bước nhảy vọt sau khi TPP có hiệu lực vào năm 2018, nhờ vào thuế suất hầu hết mặt hàng xuống còn 0-5%.
“Những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ giữ nhịp độ tăng trưởng khoảng 20%/năm và thời gian tới, nếu Hiệp định TPP hiệu lực, mức tăng này sẽ lớn hơn nhiều”- ông Đào Trần Nhân - Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.
Những “nút thắt” chờ tháo gỡ
Dù luôn xuất siêu song các doanh nghiệp (DN) Việt vẫn khó tiếp cận trực tiếp hệ thống phân phối của Hoa Kỳ. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương)- cho hay, đa phần hàng Việt thường phải qua đối tác trung gian do không có thương hiệu và chưa có khả năng cung ứng lượng hàng lớn.
Từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với DN Hoa Kỳ, ông Nguyễn Duy Khiên chia sẻ, có nhà phân phối của Hoa Kỳ rất thích nông sản Việt, thậm chí biết rõ loại nông sản ấy được trồng ở địa phương nào và chất lượng ra sao nhưng DN này vẫn nhập hàng qua một đối tác ở Singapore. Bởi lẽ, nhà phân phối lo ngại nguồn cung không đủ cũng như việc giao hàng không đảm bảo. Bởi vậy, muốn cung cấp hàng trực tiếp vào chuỗi phân phối, DN Việt phải xây dựng thương hiệu và nâng cao chính năng lực cung ứng.
Ở tầm vĩ mô, hiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ hiện vẫn còn một số vấn đề mà hai quốc gia cần tìm cách giải quyết. Cụ thể, theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Mỹ, hiện Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này gây thiệt thòi cho DN Việt Nam trong các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Bên cạnh đó, Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ vừa áp dụng cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới việc XK cá tra của Việt Nam.
Ngoài ra, liên quan đến Đạo luật chống lại những hành vi đánh bắt thủy sản tự nhiên thuộc diện bất hợp pháp, phi luật lệ và không khai báo (IUU), một tổ công tác về IUU đã cáo buộc Việt Nam XK từ 22 - 31% thủy sản đánh bắt tự nhiên các loại vào nước này. Tổ công tác IUU sẽ yêu cầu các DN muốn XK thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ phải khai báo đầy đủ 17 hạng mục thông tin đối với hải sản đánh bắt tự nhiên và 14 hạng mục thông tin đối với thủy sản nuôi trồng. Đối tượng áp dụng của IUU không chỉ bó hẹp ở các sản phẩm thủy sản đánh bắt, khai thác ngoài tự nhiên mà cả các sản phẩm được nuôi trồng tại các trang trại, cơ sở nuôi trồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu đạo luật này áp dụng với Việt Nam thì XK thủy sản có thể sẽ bị gián đoạn khi DN phải bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh nhiều công đoạn kể cả trong quá trình sản xuất lẫn xuất hàng để đáp ứng với các yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Mới đây, ngày 19/4/2016, tại buổi làm việc với Đoàn Bộ Thương mại Hoa Kỳ do Thứ trưởng phụ trách về Thủy sản quốc tế Russel Smith làm trưởng đoàn, lãnh đạo Bộ Công Thương đã nêu những quan ngại về Đạo luật IUU nếu được thực thi sẽ là một rào cản thương mại mới cho ngành thủy sản Việt Nam.
Một “nút thắt” nữa trong quan hệ kinh tế hai nước là các vụ kiện PVTM khi Hoa Kỳ đứng đầu trong số các nước điều tra PVTM đối với Việt Nam với 12 vụ kiện, trong đó có 4 vụ điều tra kép cả chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam diễn ra từ ngày 23 -25/5/2016. Tổng thống sẽ có buổi hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam, phát biểu về quan hệ hai nước, thảo luận về TPP, gặp gỡ doanh nghiệp… nhằm thúc đẩy hợp tác quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam trên mọi lĩnh vực. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Khai trương tổng đài bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài
- ·Vẫn còn 20% doanh nghiệp chưa có báo cáo thưởng Tết
- ·TPHCM xây dựng bộ tiêu chí rủi ro lây nhiễm Covid
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Trải nghiệm du lịch đậm bản sắc văn hóa tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn
- ·“Púng Hiéng”
- ·Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·TP.Hồ Chí Minh đã khống chế được đám cháy tại tiệm massage cao tầng
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Viettel tổ chức giải bóng đá quốc tế tại Việt Nam
- ·Đổi thay ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng Trà Bồng
- ·CSGT Hà Nội mở đường cho sản phụ vỡ ối đến bệnh viện
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Truyền dạy “Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm” đồng bào Khmer
- ·Hà Nội: Xử lý buôn lậu, gian lận thương mại năm 2014 đạt 126%
- ·Gần 25 nghìn lượt người vào Lăng viếng Bác trong dịp Tết Ất Mùi
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái