会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số liverpool vs mu】Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10: EVN lý giải gì?!

【tỷ số liverpool vs mu】Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10: EVN lý giải gì?

时间:2025-01-16 19:11:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:934次
(VTC News) -

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lên tiếng lý giải sau quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,áđiệntănglênhơnđồngkWhtừEVNlýgiảigìtỷ số liverpool vs mu8% từ ngày 11/10.

Theo đó EVN nêu ra 3 cơ sở để điều chỉnh tăng giá điện. 

Cơ sở đầu tiên là nhằm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu: “áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng” và “xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định”. 

Thứ hai là theo EVN, việc điều chỉnh giá bán lẻ lần này được thực hiện theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Cụ thể, tại Điều 3 khoản 2 quy đinh: Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Tại Điều 3 khoản 5 Quyết định quy định: Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Tại Điều 5, khoản b cũng ghi rõ: Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.

Cơ sở cuối cùng là do thực tiễn, giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ…

Cụ thể, cơ cấu nguồn biến động theo chiều hướng bất lợi khi các nguồn mua điện có giá thành rẻ giảm, các nguồn mua điện có giá thành đắt tăng so với năm 2022.

Giá điện tăng 4,8% kể từ hôm qua 11/10. (Ảnh: EVN).

Giá điện tăng 4,8% kể từ hôm qua 11/10. (Ảnh: EVN).

Theo EVN, năm 2023, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, nước về các hồ thủy điện rất thấp đặc biệt tại khu vực miền Bắc nên vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6), hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã suy giảm về mức nước chết; một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, không đảm bảo khả dụng để huy động theo nhu cầu hệ thống, nắng nóng diễn ra trên diện rộng và kéo dài...

Do đó EVN đã phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện kể cả phát dầu để đảm bảo việc cung cấp điện cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cả nước.

Tỷ trọng nguồn điện năm 2023 diễn biến theo chiều hướng bất lợi khi các nguồn có giá mua rẻ là thủy điện giảm từ 38% xuống 30,5%, tỷ trọng các nguồn điện có giá mua đắt (nhiệt điện than) và giá mua rất đắt (nhiệt điện dầu) tăng từ 35,5% lên 43,8%.

Bên cạnh đó nhu cầu phụ tải tăng cao qua các năm trong khi không có nhiều các công trình nguồn điện mới giá rẻ vào vận hành. Tổng sản lượng điện mua, nhập khẩu tại điểm giao nhận tăng thêm 11,8 tỷ kWh so với năm 2022, tương ứng với mức tăng 4,6%. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong khi các nguồn điện giá rẻ hiện hữu chỉ đáp ứng được một phần, EVN phải mua điện bổ sung từ các nguồn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện như các nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhiệt điện dầu.

Cũng theo EVN, giá các loại nhiên liệu than, khí năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022 tuy nhiên vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021.

Ngoài ra, giá than pha trộn (giữa than nội và than nhập khẩu) năm 2023 của TKV và TCT Đông Bắc cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tuy vẫn đang duy trì ở mức cao, cao hơn từ 29% đến 35% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than pha trộn áp dụng năm 2021 (giai đoạn trước khi giá than tăng đột biến trong các năm 2022-2023).

Một tác động nữa là tỷ giá ngoại tệ (USD) năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022. Theo đó, tỷ giá USD bình quân năm 2023 là 23.978,4 đồng/USD, tăng 448,5 đồng/USD so với năm 2022 (23.529,9 đồng/USD), tương ứng với tỷ lệ tăng 1,9%.

Tỷ giá tăng đã làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) hoặc giá mua nhiên liệu bằng ngoại tệ (USD).

EVN đã nêu ra 3 cơ sở để điều chỉnh tăng giá điện từ 11/10. (Ảnh minh họa VnEconomy)

 EVN đã nêu ra 3 cơ sở để điều chỉnh tăng giá điện từ 11/10. (Ảnh minh họa VnEconomy)

Cuối ngày 11/10, EVN phát đi thông báo, giá bán lẻ điện bình quân bắt đầu tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8%.

Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (0-50kWh) là 1.893 đồng/kWh.

Bậc 2 cho kWh từ 51-100 có giá là 1.956 đồng/kWh.

Bậc 3 cho kWh từ 101-200 có giá là 2.271 đồng/kWh

Bậc 4 cho kWh từ 201-300 có giá là 2.860 đồng/kWh

Bậc 5 cho kWh từ 301-400 có giá là 3.197 đồng/kWh

Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên có giá là 3.302 đồng/kWh

EVN cho biết, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. 

Đây là lần điều chỉnh tăng giá điện thứ 3 kể từ năm 2023. Trước đó, giá điện đã tăng lần thứ nhất vào ngày 4/5/2023 với mức điều chỉnh tăng hơn 55,9 đồng/kWh (tăng 3%) và lần điều chỉnh tăng thứ 2 vào ngày 9/11/2023 là 86,4168 đồng/kWh (tương ứng mức tăng 4,5%).

Mới đây, Bộ Công Thương cũng công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN.

Theo kết quả kiểm tra, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ hơn 21.821 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

PHẠM DUY

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
  • Vụ xe biển xanh đón người nhà lãnh đạo: Bộ Công Thương đề xuất kỷ luật 3 người
  • Tham gia EVFTA: Phải tuân thủ tốt yêu cầu nguồn gốc xuất xứ, môi trường và an toàn thực phẩm
  • Doanh nghiệp phân phối sẵn sàng bán với giá không lợi nhuận để thúc đẩy tiêu thụ nông sản
  • Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
  • Xây dựng thành phố thông minh: Cần cân bằng phát triển kinh tế và phát triển bền vững
  • 50 doanh nghiệp Thụy Điển đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư
  • Bộ trưởng Bộ Công thương: Cả nước dự kiến sẽ thiếu điện từ năm 2021
推荐内容
  • Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
  • Để lọt giáo trình có đường lưỡi bò: Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình
  • Cuộc chiến thương mại Mỹ
  • Tham gia các hiệp định thương mại tự do
  • Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
  • Vũ Ngọc và Son làm show ở Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM