【vasco da gama vs】Giá sản xuất tại Mỹ tăng ở mức cao nhất trong hơn 9 năm
Nhiều nhà quan sát nhận định đây có khả năng đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn lạm phát cao hơn, khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại sau giai đoạn hạn chế hoạt động vì đại dịch COVID-19.
Chỉ số giá sản xuất cho nhu cầu cuối cùng (PPI) đã tăng 1% trong tháng 3 do chi phí tăng trên hầu hết các bộ phần khác. So với cùng kỳ năm 2020, chỉ số PPI của Mỹ đã tăng 4,2% - mức tăng theo năm lớn nhất kể từ tháng 9/2011 và vượt khá xa mức tăng 2,8% của tháng 2.
Giá hàng hóa tăng 1,7%, chiếm gần 60% mức tăng của chỉ số PPI trong tháng trước, và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/2009. Giá dịch vụ cũng tăng 0,7% vào cùng giai đoạn sau khi tăng 0,1% trong tháng Hai.
Cũng theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nếu loại trừ các thành phần giá lương thực, năng lượng và dịch vụ thương mại dễ biến động, PPI cốt lõi của Mỹ chỉ tăng 0,6% trong tháng 3, so với mức tăng 0,2% của tháng Hai. Còn tính trong 12 tháng đến tháng 3/2021, PPI cốt lõi của Mỹ tăng 3,1% - cao nhất kể từ tháng 9/2018 tới nay.
Điều đó phù hợp với các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy áp lực chi phí đang gia tăng khi nhu cầu trong nước mạnh lên, khiến các hạn chế về nguồn cung trầm trọng hơn.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell mới đây đã nhắc lại ý kiến rằn,g việc lạm phát gia tăng dự kiến sẽ chỉ mang tính tạm thời. Ông cũng khẳng định các chuỗi cung ứng sẽ thích ứng với tình hình và hoạt động hiệu quả hơn. Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý với nhận định trên.
Bà Rubeela Farooqi, nhà kinh tế trưởng của High Frequency Economics, cho biết, ngoài những tác động tạm thời, lạm phát khó có thể tiếp tục tăng tốc do thị trường lao động đang khá yếu.
Nhưng một số nhà kinh tế không chia sẻ quan điểm về lạm phát của ông Powell. Họ cho rằng các doanh nghiệp có khả năng chuyển chi phí sản xuất cao hơn sang cho người tiêu dùng. Các cuộc khảo sát kinh doanh đã chỉ ra rằng lượng hàng dự trữ của khách hàng đang ở mức thấp kỷ lục.
Ông James Knightley, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ING chi nhánh New York, cho biết các nhà sản xuất đang nắm trong tay quyền định giá lớn chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Do đó, những rủi ro đang ngày càng di chuyển theo hướng đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên cao hơn.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, CPI của Mỹ trong tháng Ba có thể tăng 0,5% so với tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này dự kiến tăng lên 2,5% từ mức 1,7% trong tháng Hai. Bản báo cáo chính thức dự kiến sẽ được công bố vào thứ Ba tuần tới (13/4 theo giờ địa phương)./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Lại bán tháo, VN
- ·Với tình yêu
- ·Cố Thủ tướng Phan Văn Khải qua những hồi ức
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Phan Quang
- ·Hơn 35 triệu cổ phiếu C22 chào sàn UPCom
- ·Ronald Araujo gục xuống sân phải đi cấp cứu khiến Barca sợ hãi
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Bột giặt LIX đặt kế hoạch 570 tỷ đồng doanh thu trong quý II/2018
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Tin bóng đá 29/4: MU mua Osimhen, Barca lấy Rashford
- ·Công phu & tâm huyết với văn hóa dân gian
- ·Mourinho lập kỳ tích, Roma vào chung kết cúp châu Âu sau 31 năm
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Đằng sau bài giảng
- ·Có 8 đề cử cho các hạng mục hàng đầu của Giải Grammy 2019
- ·Tết trong miền nhớ
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·"Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Hải quan đã có nhiều cải tiến"