【đội hình al-nassr gặp al taawon】Mali mở lại biên giới trên không và trên đất liền
Chính phủ Mali cũng quyết định lập lại giờ làm việc bình thường trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia kể từ ngày 1/8/2020.
Trước đó, trong khuôn khổ cuộc chiến chống Covid-19, Mali đã đóng cửa biên giới trên không ngày 17/3/2020, tức là 8 ngày trước khi phát hiện ra 02 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại nước này.
Theo Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội Mali, tính đến ngày 25/7/2020, quốc gia Tây Phi này đã ghi nhận 2503 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 123 người tử vong.
Đôi nét về thị trường Mali
Mali nằm ở khu vực Tây Phi, giáp với Algeria, Mauritania, Guinea, Burkina Faso, Ghana, Senegal và Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), có diện tích 1.240.000 km2, dân số 20 triệu người trong đó người Hồi giáo chiếm 90%. Mali có thủ đô là Bamako, ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Pháp, đồng tiền bản địa là franc CFA (đồng tiền chung của 8 quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp) neo với đồng euro (1 euro tương đương 650 Franc CFA).
Mặc dù có diện tích lớn song nước này lại không có biển. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Mali chủ yếu phải trung chuyển qua cảng Dakar của Senegal hoặc cảng Abidjan của Bờ Biển Ngà.
Mali là một trong 25 nước nghèo nhất thế giới, 65% đất đai là sa mạc hoặc bán sa mạc và nguồn thu ngân sách phần lớn đến từ xuất khẩu vàng và nông sản (chủ yếu là bông). Mặc dù trồng được lúa nước song do sản lượng không đủ nên hàng năm Mali vẫn phải nhập khẩu từ 300-400.000 tấn gạo.
Kim ngạch xuất khẩu của Mali năm 2019 ước đạt 2,8 tỷ USD, chủ yếu là bông, vàng, sản phẩm chăn nuôi. Các đối tác xuất khẩu chính là Thụy Sỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Băng-la-đét. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3 tỷ USD, chủ yếu là dầu mỏ, máy móc, thiết bị, thực phẩm, dệt may. Đối tác nhập khẩu gồm Bờ Biển Ngà, Pháp, Senegal và Trung Quốc.
Quan hệ thương mại Việt Nam-Mali
Do tình hình chính trị bất ổn và không có cảng biển nên giao thương giữa Mali với Việt Nam còn khiêm tốn. Mặc dù vậy, trao đổi thương mại song phương những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa giữa hai nước đạt 67,43 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2018. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mali đạt 38,9 triệu USD, tăng gần 11 lần với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dầu thô (27 triệu USD), xi măng (10,5 triệu USD), hải sản, hạt tiêu, gạo, sản phẩm chất dẻo…
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali năm 2019 đạt 28,49 triệu USD, tăng 24% so với năm 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm bông các loại (chiếm tới 28 triệu USD), hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…
Với việc Chính phủ Mali mở lại biên giới trên không và trên bộ, trao đổi thương mại của Mali với thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung dự báo sẽ sớm có sự phục hồi./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·TCVN 13846:2023 xác định hàm lượng phấn hoa tương đối của mật ong
- ·Coi chừng mất tiền oan với súng chữa cháy xe
- ·Đề xuất ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho bữa ăn học đường
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Dự thảo Quy định về lưu thông phụ gia thức ăn chăn nuôi
- ·Tăng mạnh lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc
- ·Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng lao động thời vụ
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Bình Phước xử phạt cơ sở kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu
- ·Nâng cao ý thức tiêu dùng, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc dịp Tết Trung thu
- ·Đắk Lắk: Sầu riêng Krông Năng được bảo hộ nhãn hiệu tập thể
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Nguyên tắc cấp mã truy vết vận chuyển trong truy xuất nguồn gốc
- ·Vai trò của việc điều chỉnh các tiêu chuẩn đo lường carbon đối với tương lai của thương mại toàn cầu
- ·Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Bình Dương coi chuyển đổi kép là tất yếu để doanh nghiệp nâng cao năng suất và giảm phát thải