【sparta rotterdam – psv】Khi người thu mua phế liệu là “tuyên truyền viên” bảo vệ môi trường
Dự án tổng hợp nguồn lực xã hội trong công tác giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn TP.Dĩ An đã giúp được nhiều chị trong nghề thu mua phế liệu tăng thu nhập,ườithumuaphếliệulàtuyêntruyềnviênbảovệmôitrườsparta rotterdam – psv ổn định cuộc sống. Họ còn là những “tuyên truyền viên” khi tích cực chỉ cách phân loại rác thải tại nguồn cho người dân.
Các chị trong tổ thu gom phế liệu tại phường Tân Bình (TP.Dĩ An) phân loại rác thải tại nguồn
Bà Trương Thanh Nga, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng ban Điều hành (BĐH) dự án, cho biết sau khi dự án được Văn phòng UNDP GEF SGP phê duyệt, tháng 3-2021, BĐH đã phân công chuyên gia và cán bộ hiện trường cùng điều phối viên dự án thực hiện khảo sát, tập hợp những người thu mua gom phế liệu và cơ sở thu mua phế liệu nhằm xác định được cơ sở thông tin nền hỗ trợ cho việc thiết kế các lớp tập huấn xây dựng mô hình kết nối mạng lưới trong quản lý tổng hợp rác thải.
Thông qua danh sách từ ngành tài nguyên và môi trường quản lý, qua khảo sát các tổ phụ nữ tại các khu phố, chủ cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn 3 phường Đông Hòa, Tân Bình và Dĩ An (TP.Dĩ An), BĐH dự án đã có danh sách các chị làm nghề thu mua phế liệu, tìm hiểu nhóm phế liệu mà họ thu mua hàng ngày để có thể giúp đỡ, tập huấn cho họ thành “tuyên truyền viên” phân loại rác thải tại nguồn. Tổ thu gom phế liệu và cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn TP.Dĩ An được thành lập gồm 59 thành viên. Sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, nhiều thành viên trong tổ di chuyển về quê hoặc chuyển nơi cư trú, dẫn đến số lượng thành viên giảm. Khi tình hình dịch bệnh ổn định, BĐH đã vận động, tập hợp người tham gia mới, đến nay số lượng thành viên tổ thu gom phế liệu là 52 người chia thành 3 tổ. Hoạt động của các chị sau tham gia dự án nhận được phản hồi tích cực. Các chị được tham quan mô hình xử lý rác thải tại Khu xử lý chất thải Nam Bình Dương, một số chị được đi tham quan có phản hồi tích cực.
Qua các buổi tập huấn, họp kết nối, sinh hoạt định kỳ, các chị cũng nhận thức được công việc mình đang làm góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện việc phân loại rác thải tại gia đình, góp phần xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, nhờ tham gia nhóm, họ cũng thấy vui vì làm cùng ngành nghề với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức thu gom phế liệu để có nguồn thu nhập cao. Họ thấy phấn khởi vì được nhận phúc lợi từ dự án như hoạt động trao sinh kế, tham quan học tập…
Một điều đáng mừng là khi tham gia mô hình, các chị đã được tạo điều kiện cho xoay vòng vốn hỗ trợ sinh kế. Theo đó, quỹ sinh kế có nguồn vốn ban đầu do dự án hỗ trợ là 138 triệu đồng. Mỗi chị có nhu cầu được vay 5 triệu đồng để mua xe đạp và làm tiền vốn mua phế liệu hàng ngày.
Chị Nguyễn Thị Ngân, một trong những thành viên tích cực của nhóm thu mua phế liệu tại TP.Dĩ An, cho biết khi tham gia nhóm chị thấy vui vì trong thành phần tham gia hầu hết làm cùng ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm cách thức thu gom phế liệu để có nguồn thu nhập cao. Các chị khác cũng cho biết họ thấy phấn khởi vì sẽ được nhận phúc lợi từ dự án như hoạt động trao sinh kế, được tham quan học tập, giao lưu cùng nhau…
Bên cạnh những thuận lợi, các chị cho biết có những khó khăn, kiến nghị cần tháo gỡ, như: Trong công tác tập hợp thành viên tham gia hội họp còn khó khăn, chưa tham gia đầy đủ do các chị bận phải đi làm. Trên địa bàn tỉnh hiện đang thực hiện di dời các cơ sở thu gom phế liệu, nhiều cơ sở không có vị trí di dời phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu nhập của người thu gom và chủ thu gom... Về những khó khăn của các chị, bà Trương Thanh Nga cho biết cán bộ hội các cấp sẽ tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng của các chị nhằm có hướng hỗ trợ kịp thời để họ yên tâm với ngành nghề của mình, tăng thu nhập và quan trọng là tiếp tục làm tuyên truyền viên giúp người dân nâng cao ý thức phân loại rác thải nguồn, bảo vệ môi trường sống xanh hơn, sạch hơn.
Trung bình hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại TP.Dĩ An khoảng 500 tấn, được thu gom bởi 35 tổ thu gom rác dân lập, sau đó tập kết về bãi rác tại phường Tân Bình trước khi vận chuyển về khu xử lý rác thải Nam Bình Dương. Dự án này đã góp phần xây dựng đô thị văn minh lịch sự, nói không với rác thải bừa bãi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. |
QUỲNH NHƯ - PHẠM ẨN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Phi công Diệu Thúy: 'Tiêu được tiền của đàn ông Tây không dễ'
- ·Khánh Hòa hủy quyết định công nhận loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở"
- ·Người Sài thành hào hứng với thịt lợn mát công nghệ Châu Âu
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Ngắm hoa cỏ lau tuyệt đẹp trên cung đường lên cột mốc biên giới 1297
- ·Tâm sự hay, nàng dâu ôm hận rời nhà chồng vì chỉ sinh được con gái
- ·Xuất khẩu máy móc tăng mạnh, vượt dệt may để vào Top 3
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre năm 2019
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Giới trẻ Hà thành rạng rỡ check in tại cánh đồng cúc hoạ mi
- ·7 bãi biển hoàn hảo cho chuyến du lịch trong thời tiết lạnh
- ·6 món ăn đắt đỏ được giới nhà giàu Nhật ưa chuộng
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Nhiều người trẻ từ nước ngoài về Việt Nam học phi công
- ·Hội chợ thương mại Việt Nhật Kizuna 2019: Phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa
- ·Bí ẩn hang động băng giá lớn nhất thế giới
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long có hút nhà đầu tư?