【bxh liga 1 indonesia】Giải pháp đào tạo nhân lực, khôi phục phát triển kinh tế
Đào tạo kỹ năng nhân lực ngành logistics: Nhu cầu cấp thiết Nâng cao trình độ nguồn nhân lực: Chìa khóa để phát triển kinh tế trong bối cảnh mới |
Ngày 22/10,ảiphápđàotạonhânlựckhôiphụcpháttriểnkinhtếbxh liga 1 indonesia Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp (Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực) tổ chức tọa đàm: “Các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế”.
Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chủ trì tọa đàm. Ảnh: Minh Anh |
Ưu tiên nguồn lực, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động
Phát biểu tại sự kiện, TS. Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng lao động của các ngành kinh tế. Đồng thời, nó cũng tạo nên những thách thức to lớn về việc làm và kỹ năng nghề của thị trường lao động hiện tại và tương lai.
Dẫn nguồn báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: Xu hướng 2021” của ILO (WESO), ông Dũng cho biết, dự báo “khoảng trống việc làm” do cuộc khủng hoảng toàn cầu gây nên sẽ rất nghiêm trọng. Dự kiến sẽ có hơn 200 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu vào năm 2022.
Dự báo đến năm 2025, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; khoảng 40% người lao động sẽ cần được đào tạo lại; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyến sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động.
Báo cáo này kêu gọi các chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch Covid-19, nhất là trong bối cảnh chỉ có 21% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có thể sử dụng ngân sách của mình để hỗ trợ đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho nhân viên của họ. Việc đầu tư quy mô rộng vào đào tạo nâng cao kỹ năng có tiềm năng thúc đẩy GDP tăng thêm 0,5 - 2%, tương đương với 6,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng cần có những giải pháp tốt cho vấn đề này. Hiện nay, Chính phủ đã có nghị quyết, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.
Theo dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2023 đang được xây dựng, việc hỗ trợ an sinh xã hội, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động cũng là một trong những nội dung quan trọng. Nhiều giải pháp đang được nghiên cứu để hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có vấn đề đào tạo nghề nghiệp để góp phần bảo đảm chuỗi cung ứng lao động, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
3 phương án đào tạo lao động giúp khôi phục sản xuất
Trong buổi tọa đàm, 3 phương án đào tạo lao động đã được các chuyên gia đưa ra. Đó là: đào tạo nghề cung ứng cho doanh nghiệp, khôi phục sản xuất; đào tạo thích ứng với chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0; đào tạo cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh gói 4.500 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 68.
Cả nước hiện có khoảng 500.000 học sinh, sinh viên học năm học cuối trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Riêng tại tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng trên 80 nghìn học sinh, sinh viên. Đây là nguồn lao động có chất lượng cung ứng cho doanh nghiệp trong thời gian tới. |
Ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng Nhân sự Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại, TP. Hồ Chí Minh đã có đến 91% các doanh nghiệp quay lại hoạt động, 18 khu công nghiệp hoạt động bình thường mới, 70% lao động (khoảng 200 nghìn lao động) trở lại làm việc, còn khoảng 100.000 lao động chưa trở lại.
Trong tháng 10, có khoảng 100 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng 9.000 người. Tính chung trong quý IV/2021, TP. Hồ Chí Minh cần 60.000 người lao động làm việc tại các nhà máy; trong đó, tập trung 95% nhu cầu lao động ở khu vực ngoài nhà nước.
Trong khi đó, bà Trần Thị Lan Anh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trước khi nghỉ việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, cần tìm giải pháp để thu hút lao động trở lại làm việc, giải quyết nhanh đơn hàng ngắn hạn và duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau đó, nếu có đào tạo thì phải bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Cùng với đó, bà Lan Anh cho rằng phải chú ý đến việc đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Tiếp đó, coi việc đào tạo nhân lực cho các ngành nghề mới là vấn đề trọng tâm cần phải quan tâm.
Bà cho biết, thời gian tới VCCI sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo trang bị kiến thức kỹ năng về sử dụng lao động cho doanh nghiệp. Các lớp đào tạo này sẽ giúp trang bị cho doanh nhân trong thời đại 4.0 các kỹ năng cần thiết về sử dụng lao động.
Tuy nhiên, ở góc nhìn dài hạn hơn, PGS.TS Nguyễn Đức Lân - Ủy viên Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, về lâu dài, để nguồn nhân lực Việt đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu, chúng ta cần một đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp.
“Đề án này sẽ giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các chuyên gia có cái nhìn tổng thể về giáo dục nghề nghiệp, từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản" - ông Nguyễn Đức Lân nhấn mạnh./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Quan hệ Anh, EU sau Brexit
- ·Quan hệ Việt Nam
- ·Các nhà ngoại giao tin tưởng Việt Nam tiếp tục vững bước đi lên
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia vẫn chưa hạ nhiệt
- ·Thủ tướng thị sát hoạt động, làm việc với Formosa Hà Tĩnh
- ·Nghĩ tới, nhìn dài
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Bất cập cấp sổ đỏ
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Truyền thông Nhật Bản đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga Yoshihide
- ·TPHCM: 50 cán bộ, giáo viên nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020
- ·Fashion show “Em Tây Bắc”: Bùng nổ và thăng hoa sắc màu thổ cẩm Tây Bắc
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·“Nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”
- ·Lộ “niềm đau chôn giấu”!
- ·Thủ tướng thăm hỏi các gia đình liệt sĩ tại Hà Nội
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Công khai để hạn chế tiêu cực trong sử dụng ngân sách