【cách đặt cược bóng đá】Ngành Tài chính đã cắt giảm gần 3.500 biên chế
Cắt giảm hàng nghìn đầu mối
Trao đổi với báo chí mới đây, bà Trần Thị Tuyết Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính cho biết: Thống kê từ năm 2013 đến cuối năm 2017, Bộ Tài chính đã cắt giảm được khoảng 2.800 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương. Trong đó, giai đoạn này, tập trung tinh gọn bộ máy cấp phòng thuộc Kho bạc Nhà nước (KBNN) cấp tỉnh và cấp tổ (đội) của KBNN cấp huyện trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy kế toán nội bộ phân tán sang mô hình tổ chức bộ máy kế toán nội bộ tập trung, cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm thống nhất đầu mối kiểm soát chi của hệ thống KBNN.
Đưa ra con số cụ thể, bà Lan cho hay: KBNN đã cắt giảm hơn 2.000 đầu mối đơn vị. Tổng cục Thuế cắt giảm khoảng 700 đầu mối. Tổng cục Hải quan giảm được 13 đầu mối cấp phòng thuộc vụ thuộc tổng cục, giảm 37 phòng và tương đương thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố...
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm được 293 đầu mối, trong đó cấp tổ (đội) tại địa phương cắt giảm được 246 tổ (đội); cấp chi cục và tương đương cắt giảm được 44 chi cục (43 phòng giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh, 1 chi cục hải quan thuộc cục hải quan tỉnh), cấp phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ cắt giảm 3 đầu mối.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tổ chức lại hệ thống ngành dọc để tổ chức theo khu vực, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện sắp xếp các chi cục thuế thuộc cục thuế các tỉnh, thành phố. Theo đó, đến cuối năm 2020, ngành Thuế giảm tối thiểu 50% chi cục thuế so với hiện nay là 711 chi cục.
Cùng với việc tinh gọn bộ máy, cải cách và hiện đại hóa ngành, công tác quản lý biên chế và tinh gọn đội ngũ công chức của Bộ Tài chính cũng được rà soát và tổ chức thực hiện đồng bộ. Trong đó, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm theo chỉ tiêu biên chế được giao là 3.491 biên chế (tương đương 4,7%) trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Kết quả này sẽ góp phần tích cực để đảm bảo đến năm 2021, ngành Tài chính sẽ giảm được 10% biên chế được giao so với năm 2015 theo đúng kế hoạch đặt ra.
Đối với những công chức dôi dư do sắp xếp bộ máy, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát để thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP khoảng 600 trường hợp (đạt xấp xỉ 112% so với kế hoạch đề ra tính đến hết năm 2018).
Coi trọng hiệu quả công việc
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và hành động trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện cải cách bộ máy, tinh giản biên chế và sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đảm bảo công bằng, khách quan, coi hiệu quả công việc làm yếu tố quyết định.
Bộ Tài chính cũng sẽ gắn cải cách thủ tục hành chính, cải cách quy trình, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành với cải cách bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Tài chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, người lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; lấy kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Với định hướng nêu trên, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài chính quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính theo lộ trình phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo tinh thần Nghị quyết trung ương 6 khóa XII, đồng thời đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Bộ Tài chính được tổ chức theo mô hình bộ đa ngành, đa lĩnh vực với cơ cấu tổ chức gồm: 20 vụ, cục và tương đương thuộc khối cơ quan bộ, 5 tổng cục (trong đó có 4/5 tổng cục được tổ chức theo hệ thống dọc), 9 đơn vị sự nghiệp; 183 cục ở cấp tỉnh, 1.541 phòng thuộc cục; 1.671 chi cục ở cấp huyện và có 5.640 tổ/đội thuộc chi cục.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·10 vụ thay đổi logo công ty gây nhiều tranh cãi nhất
- ·Sinh viên con nhà giàu ở Anh dễ kiếm việc thu nhập cao
- ·Vũ Thu Phương trao máy thở cho Bệnh viện Hùng Vương
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·9 vụ sáp nhập có giá trị lớn nhất mọi thời đại
- ·Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45
- ·Nhu cầu vàng tăng do những lo ngại về bất ổn kinh tế
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Ngôi nhà nằm cô quạnh giữa hoang mạc bán giá gần 2,5 triệu USD
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Quan chức IMF: Kinh tế Trung Quốc chỉ điều chỉnh chứ không khủng hoảng
- ·F0 khỏi Covid
- ·7 năm chưa quên được tình cũ, đến với người mới để làm gì?
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Đội bóng nhà nghề Mỹ Dallas Cowboys đắt giá nhất thế giới
- ·Giá xuất khẩu hạt điều cao nhất kể từ tháng 12/2021
- ·Người đàn bà 'giữ lửa' trong nhà cựu thủ môn Dương Hồng Sơn
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Thương mại Việt Nam