会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sẽ vl】Dòng tiền sẽ hướng tới nhóm ngành nào khi VN!

【sẽ vl】Dòng tiền sẽ hướng tới nhóm ngành nào khi VN

时间:2025-01-25 12:30:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:794次

Đây là đánh giá của ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường – Khối Phân tích,òngtiềnsẽhướngtớinhómngànhnàsẽ vl Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khi trao đổi với phóng viên TBTCO về diễn biến của thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.

* PV:Sau chuỗi phiêng tăng tốt, chỉ số VN-Index đã chính thức vượt mốc kháng cự rất quan trọng là 1.000 điểm. Ông đánh giá thế nào về sự kiện này?

- Ông Trần Đức Anh:Nhìn chung, tôi đánh giá diễn biến tích cực của TTCK trong vài tháng trở lại đây, đưa chỉ số VN-Index quay trở lại mốc 1.000 điểm là hoàn toàn hợp lý. Diễn biến này có được là nhờ thị trường được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cơ bản, trong đó có thể kể đến 3 yếu tố chính.

Dòng tiền sẽ hướng tới nhóm ngành nào khi VN-Index vượt mốc 1.000 điểm?
Đối với dòng tiền trong nước, diễn biến hồi phục mạnh của thị trường chung nhờ các yếu tố hỗ trợ nêu trên, tạo tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội của nhà đầu tư khiến dòng tiền được giải ngân mạnh mẽ trong các tháng cuối năm. Ông Trần Đức Anh

Thứ nhất là TTCK được hỗ trợ từ kỳ vọng nền kinh tế khởi sắc nhờ việc Chính phủ đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do, cùng các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Trên thực tế, phần lớn các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như IMF, WB, ABD… đều đưa ra các dự báo tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 với mức tăng phổ biến được dự báo trong khoảng 6,5% - 7%.

Thứ hai, đối với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các con số lợi nhuận quý III đã cho thấy sự phục hồi tích cực với lợi nhuận nhóm các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chỉ sụt giảm dưới 2% so với cùng kỳ 2019 (so với mức sụt giảm hơn 20% trong quý II), bất chấp chịu tác động tiêu cực từ làn sóng Covid lần 2 diễn ra vào cuối tháng 7. Với nền tăng trưởng thấp trong năm nay, cùng đà phục hồi của kinh tế trong nước kết hợp với các chính sách vĩ mô hỗ trợ, tôi kỳ vọng lợi nhuận các doanh nghiệp trong năm 2021 sẽ tăng trưởng 2 chữ số, là nền tảng quan trọng hỗ trợ diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba là diễn biến tích cực của TTCK toàn cầu, đặc biệt là diễn biến vượt đỉnh của TTCK Mỹ nhờ thông tin về vắc-xin; bầu cử Tổng thống Mỹ dần đi đến hồi kết; các chính sách nới lỏng mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Chính phủ nước này.

* PV:Một điểm tích cực rất đáng lưu ý là thanh khoản và giao dịch khối ngoại đã tích cực hơn nhiều trong vài tuần nay. Theo ông, đâu là lý do dòng tiền vào mạnh mẽ hơn và khối ngoại quay lại mua ròng như vậy?

- Ông Trần Đức Anh:Đối với dòng tiền trong nước, diễn biến hồi phục mạnh của thị trường chung nhờ các yếu tố hỗ trợ nêu trên, tạo tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO – Fear Of Missing Out) của nhà đầu tư khiến dòng tiền được giải ngân mạnh mẽ trong các tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy dòng tiền gia tăng trên TTCK đến từ việc các kênh cạnh tranh trực tiếp dòng tiền đều trở nên kém hấp dẫn như: kênh gửi tiết kiệm với mặt bằng lãi suất huy động giảm sâu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thu hẹp dưới tác động của Nghị định 81, giá vàng biến động ở vùng giá cao, và thanh khoản thị trường bất động sản suy yếu do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đối với dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù còn sớm để kết luận xu hướng bán ròng đã chấm dứt, tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy áp lực bán của khối ngoại trong các phiên gần đây đã giảm đi đáng kể trong khi lực cầu được cải thiện. Điều này có nguyên nhân chính đến từ việc các yếu tố rủi ro toàn cầu suy giảm nhờ thông tin về vắc-xin, các chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước, bầu cử Mỹ dần đi đến hồi kết với ông Biden giành chiến thắng cùng kỳ vọng các chính sách đối ngoại ôn hòa hơn, kinh tế thế giới - đặc biệt là Trung Quốc - đã cho thấy các tín hiệu phục hồi…

Điều này giúp cho dòng vốn toàn cầu bắt đầu chấp nhận mua vào các tài sản mang tính rủi ro cao hơn, trong đó có chứng khoán các thị trường mới nổi bao gồm TTCK Việt Nam.

chứng khoán
TTCK có nhiều cơ hội vượt mốc 1.000 điểm một cách thuyết phục. Ảnh: Duy Dũng.

* PV:Ông nhận định thế nào về khả năng VN-Index có thể vượt và duy trì mốc 1.000 điểm vào cuối năm? Thị trường sẽ được hỗ trợ bởi những thông tin gì trong “tháng nước rút”?

- Ông Trần Đức Anh:Bối cảnh thị trường biến động mạnh như ở giai đoạn hiện tại khiến việc dự báo ngắn hạn gặp nhiều thách thức. Diễn biến tăng mạnh của thị trường trong thời gian qua chắc chắn sẽ kéo theo áp lực chốt lời gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh chỉ số VN-Index dao động quanh ngưỡng tâm lý quan trọng 1.000 điểm.

Dù vậy, xét đến các yếu tố cơ bản nội tại hỗ trợ thị trường trong trung và dài hạn, tôi đặt kỳ vọng cao vào việc chỉ số này sẽ vượt mốc 1.000 điểm một cách thuyết phục hơn ngay trong giai đoạn cuối năm nay.

Đối với các thông tin đáng chú ý trong tháng 12, bên cạnh các thông tin quốc tế liên quan đến vaccine Covid-19, các chính sách mới của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, các gói kích thích của các ngân hàng trung ương và tốc độ hồi phục của các nền kinh tế lớn… Các thông tin trong nước sẽ tập trung vào các số liệu vĩ mô năm 2020, khả năng Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất vào tháng cuối năm, và các số liệu dần hé lộ phản ánh tình hình kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết trong quý IV/2020.

* PV:Thị trường tươi sáng hơn, nhưng thị trường tăng mạnh luôn đi liền với biến động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông có khuyến nghị gì cho nhà đầu tư lúc này? Nếu xuống tiền thì ông sẽ chọn nhóm ngành nào trong tháng cuối năm?

- Ông Trần Đức Anh:Với kỳ vọng lạc quan về diễn biến thị trường trong năm sau, nhà đầu tư có thể tiếp tục hướng đến nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô hiện tại như ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng với kỳ vọng kinh tế phục hồi mạnh mẽ; nhóm hạ tầng, nguyên vật liệu với kỳ vọng hưởng lợi từ đầu tư công; nhóm doanh nghiệp xuất khẩu như dệt may, thủy sản, hay doanh nghiệp ngành logistic với kỳ vọng hưởng lợi từ các hiệp định FTA mới đây được ký kết, cũng như kỳ vọng hoạt động thương mại toàn cầu khởi sắc sau dịch Covid-19.

Cơ hội cũng sẽ xuất hiện ở một số ngành trễ nhịp hơn như ngành hàng không, bất động sản, tuy nhiên sẽ cần những tín hiệu rõ nét hơn để xác định được thời điểm các doanh nghiệp trong ngành quay trở lại chu kỳ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
  • Party Central Committee convenes 14th Plenum , deliberating key reports and top personnel matters
  • Việt Nam extends congratulations to US President
  • PM Phúc to attend APEC Summit, G20 Leaders' Summit
  • Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
  • 10th National Patriotic Emulation Congress opens in Hà Nội
  • ASEAN defence ministers adopt joint declaration on security vision
  • US National Security Advisor Robert O’Brien to visit Việt Nam over the weekend
推荐内容
  • Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
  • Việt Nam highlights responsibility of states in preventing crime
  • Engineers, technicians contribute to ASEAN's development
  • Int’l community’s assistance important to Syria: ambassador
  • Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
  • Teleconference reviews 10 years of rural development