【trận đấu clermont foot】Châu Á cần hướng đến mô hình kinh doanh bao trùm
Vượt qua mục đích lợi nhuận,âuÁcầnhướngđếnmôhìnhkinhdoanhbaotrùtrận đấu clermont foot doanh nghiệp cần hướng đến mục tiêu thịnh vượng chung |
Đó là nhận định của bà Lan Mercado - Giám đốc vùng châu Á, Tổ chức Oxfam nhân Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra.
Theo đại diện của Oxfam, mặc dù nền kinh tế châu Á có bước tăng trưởng vượt bậc song hàng triệu người dân vẫn đang vật lộn trong đói nghèo. “Có một nghịch lý là: trong khi châu Á - Thái Bình Dương có nhiều tỷ phú hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, vẫn còn hơn 70 triệu người dân tại Đông Nam và Đông Á bị thiếu ăn. Các thành tựu kinh tế phần lớn là do các doanh nghiệp đạt được, gần như chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận, đã gây ra khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo” - bà Lan Mercado đánh giá.
Theo Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), bất bình đẳng thu nhập tại châu Á đã tăng 20% trong vòng 20 năm qua. Các bằng chứng cho thấy, 4 người đàn ông giàu có nhất Indonesia có lượng của cải nhiều hơn 100 triệu người cộng lại. Số tiền mà người đàn ông giàu có nhất Việt Nam kiếm được trong một ngày nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm. Tại Thái Lan, 56% của cải của quốc gia thuộc về 1% người giàu có nhất.
Bà Lan Mercado - Giám đốc vùng châu Á, Tổ chức Oxfam |
Đặc biệt hơn, tại khu vực này, phụ nữ và trẻ em gái đang bị bỏ lại phía sau. Mặc dù họ có tiềm năng đóng góp lớn về mặt kinh tế, mức lương của phụ nữ lại vẫn thấp hơn 30% so với nam giới khi làm cùng một công việc trong khi họ còn phải đảm nhận các công việc nội trợ và chăm sóc khác nhiều hơn gấp 2,5 lần so với nam giới.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính, nếu sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động tăng từ 57,7% lên 66,2%, thì chỉ trong một thế hệ, nền kinh tế của châu Á có thể tăng trưởng 30%.
“Rõ ràng, chúng ta có một vấn đề chung, vậy đâu là giải pháp? Vì sự tăng trưởng và bất bình đẳng là kết quả của việc kinh doanh, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp có tiềm năng lớn nhất trong việc thay đổi các động lực chia sẻ thịnh vượng theo hướng bao trùm và có trách nhiệm hơn. Đây không chỉ là một việc đúng đắn mà còn là định hướng của tương lai và xu hướng của nhu cầu tiêu dùng” – bà nhấn mạnh.
Thực tế đó đang đòi hỏi tất cả các Chính phủ và doanh nghiệp cần hướng đến các mô hình kinh doanh bao trùm, mà ở đó, không chỉ có riêng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng.
Để xây dựng được mô hình kinh doanh bao trùm, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp xã hội, theo Oxfam, có 3 yếu tố.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cải thiện điều kiện sống của người nghèo bằng cách tạo ra việc làm và cơ hội để họ có thể sống một cuộc sống xứng đáng, cung cấp cho họ các kỹ năng, tiếp cận với thị trường và cơ sở hạ tầng hoặc cung ứng các mặt hàng và dịch vụ cần thiết và trong khả năng chi trả của họ.
Thứ hai, các công ty làm việc cùng cộng đồng trong các chuỗi giá trị trên tinh thần hợp tác cùng có lợi để người sản xuất có thể kiếm đủ tiền sống một cuộc sống thỏa đáng, đồng thời thúc đẩy quá trình kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh hơn.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ đạt được các thành công về thương mại thông qua việc cải thiện năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường bằng cách làm việc cùng người nghèo để tạo ra giá trị kinh tế bền vững.
Dưới quan điểm của mình, bà Lan Mercado cho rằng, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người và trả mức lương đủ để người lao động thực hiện các quyền này được coi là nhiệm vụ tiên quyết đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nếu làm được việc đó, bản thân doanh nghiệp cũng được người tiêu dùng và khách hàng đánh giá cao hơn.
“Tương lai của doanh nghiệp chính là các mô hình như doanh nghiệp xã hội hướng tới tầm nhìn kép về cả khả năng bền vững tài chính và sự thịnh vượng của xã hội, vượt lên trên mục tiêu chỉ tối đa hóa lợi nhuận” - bà Lan Mercedo khẳng định.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Liverpool vs Real Madrid Klopp ám ảnh thua chung kết Cúp C1
- ·Án phạt nặng cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền
- ·Chứng khoán tuần: VIC bị khối ngoại xả ròng trên 1.600 tỷ đồng, VN
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Khởi tố hiệu trưởng chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng tiền hỗ trợ học sinh nghèo vùng cao
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/3
- ·Kiên Giang: Lật tẩy đường dây cá độ bóng đá 900 tỷ đồng qua mạng
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Tái bản và phát hành tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt trên 55% kế hoạch
- ·Những lưu ý khi tổ chức đại hội cổ đông năm 2022
- ·Hải quan lên tiếng về chênh lệch số liệu xuất khẩu khoáng sản
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Thủ tướng làm việc với 13 địa phương ĐBSCL về thúc đẩy các dự án cao tốc và ODA
- ·HLV Philippe Troussier từ chối lương 10 tỷ đồng/tháng
- ·Thống nhất, trao đổi thông tin giữa Thừa Thiên Huế và Salavan
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Trao quà cho đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách