【bxh ngoai hang anh moi nhat】Chuyển giao khoa học
(CMO) Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới giá rẻ tại huyện Trần Văn Thời đã và đang đạt hiệu quả tích cực và được sự đồng thuận cao trong Nhân dân.
Nhiều hy vọng
Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 9/2017-9/2019, với tổng nguồn vốn hơn 738 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học - công nghệ hơn 297 triệu đồng, còn lại là vốn đóng góp trong dân. Dự án hỗ trợ 16 hộ ở thị trấn Trần Văn Thời và 2 xã: Trần Hợi, Khánh Bình Tây, mỗi hộ 50% chi phí nhà lưới giá rẻ, hệ thống tưới tiêu tự động, với diện tích 350 m2 và 30% chi phí vật tư nông nghiệp.
Sống ở vùng đất thuần nông Ấp 6, xã Trần Hợi cả chục năm qua, đời sống kinh tế gia đình của ông Hồ Văn Cường hoàn toàn dựa vào những liếp rau màu.
Hơn 1 năm qua, với diện tích 350 m2 trồng rau an toàn trong nhà lưới giá rẻ, ông Cường trồng xen canh các loại rau thuộc dạng lá như cải xà lách, cải bẹ xanh, rau muống, mồng tơi. Nhờ trồng theo hình thức xoay vòng, nên thu hoạch liếp này xong liếp kia cũng bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch đem về thu nhập 4-5 triệu đồng.
Ông Cường cho biết: “Trồng rau an toàn trong nhà lưới giá rẻ tôi thấy được nhiều cái lợi. Ví dụ, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ trường hợp rau cải bị sâu nhiều lắm mới sử dụng nhưng lượng rất ít, chớ không phải như trước đây. Cái nữa là trồng màu trong nhà lưới, hoa màu được bảo vệ, che chắn nên dù mưa, gió cũng không sợ bị thiệt hại, đỡ công chăm sóc, mưa, nắng đều đạt. Còn trồng màu theo kiểu trồng lan ở bên ngoài như trước, hễ trời mưa, gió là cực lắm, còn bị thiệt hại nữa”.
Bí thư Chi bộ Ấp 6, xã Trần Hợi Lâm Văn Thiền cũng trồng màu nhiều năm nay. Tuy chỉ là nghề phụ của gia đình, nhưng nhờ có nguồn thu nhập hàng ngày từ hoa màu mà cuộc sống gia đình ông Thiền phát triển hơn.
Kỹ sư thường xuyên theo dõi, hướng dẫn nông dân thực hiện dự án. |
Vừa trồng màu theo kiểu an toàn, vừa theo kiểu truyền thống trước đây, ông Thiền nhận thấy: “Trồng rau an toàn trong nhà lưới chi phí sản xuất giảm, trời mưa, gió cũng bớt lo. Với diện tích như thế này, mỗi đợt trồng tốn khoảng 500 ngàn đồng, còn nếu trồng như trước thì tốn gấp 4 lần. Hơn nữa, ít sử dụng phân, thuốc nên bảo vệ sức khoẻ người trồng và tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng”.
Cuối năm 2018 có 6 hộ dân ở Trần Hợi và Khánh Bình Tây Bắc được tham gia thực hiện dự án chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng chanh trên đất phèn. Tổng nguồn vốn hơn 530 triệu đồng, gồm vốn hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn vốn khoa học - công nghệ và vốn đóng góp trong dân.
Tham gia dự án, ông Đặng Tâm (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi) được hỗ trợ hơn 100% cây giống chanh không hạt và 30% chi phí vật tư nông nghiệp. Ông Tâm cho biết: “Hiện nay, cây chanh đang phát triển tốt, bắt đầu đâm chồi, cho thấy giống cây này phù hợp với vùng đất nhiễm phèn”.
… nhưng cũng lắm nỗi lo
Tuy nhiên, đối với việc thực hiện các dự án, mô hình chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ngay cả ngành chuyên môn và nông dân huyện nhà vẫn còn lắm trăn trở. Phải kể đến là đầu ra sản phẩm vẫn còn bỏ ngỏ. Như lời chia sẻ chân tình của Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Duy Quốc Tuấn: “Điển hình dự án trồng rau VietGAP, rau an toàn trong nhà lưới nhằm tạo ra sản phẩm sạch. Nông dân phải bỏ vốn đầu tư cũng như công chăm sóc nhiều hơn so với sản xuất theo truyền thống trước đây nhưng giá cả bán ra chẳng khác gì so với rau trồng không theo mô hình”.
Tuy vẫn còn trong quá trình chăm sóc nhưng nhìn gần 1 ngàn cây chanh đang sinh trưởng từng ngày, cũng cùng nỗi lo về đầu ra sản phẩm. Ông Đặng Tâm dự tính: “Giả dụ giống cây này thích nghi với vùng đất nơi đây, tới khi thu hoạch, tính sơ sơ 1 cây chanh cho 1 kg trái/tháng, gần 1 ngàn cây chanh này sẽ cho 1 tấn trái mỗi tháng. Vậy bán ở đâu, chở ra chợ bán từng ký hay như thế nào”.
Ông Duy Quốc Tuấn cho biết thêm: “Chủ yếu các dự án chưa thực hiện theo chuỗi nên giá sản phẩm thực hiện theo chuyển giao khoa học - kỹ thuật chưa cao hơn sản phẩm bên ngoài. Giá cả thị trường thường không ổn định, khi thực hiện dự án, giá sản phẩm cao nhưng khi kết thúc dự án, giá lại thấp. Từ đó, gây khó khăn cho việc nhân rộng các mô hình hiệu quả”./.
Ngọc Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Thi ĐH theo chuẩn SAT trên cả nước
- ·Nữ y tá dúi tiền cho... bệnh nhân
- ·Tìm được xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường chưa?
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở nào an toàn, hiệu quả?
- ·Thông tin 5% dân số Việt Nam dùng sừng tê giác là sai sự thật
- ·Nguồn nước các khu đô thị bị ô nhiễm, suy trữ
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Các nhà khoa học kêu gọi phát triển điện hạt nhân
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Bắt nữ quái lừa bán đất, chiếm đoạt 1 2 tỷ đồng
- ·Xây bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam
- ·Xác người chết ở Phillippines và những câu chuyện cảm động
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Vẫn tiếp tục tìm kiếm xác chị Huyền sau lễ tang không thi thể
- ·Mức án nào đối với 6 nữ sinh đánh bạn gãy đốt sống cổ
- ·Tuyên Quang: Kiểm lâm chỉ đạo phá rừng?
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Đà Lạt tiếp tế rau, củ sạch cho vùng rốn lũ miền Trung