会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải hạng 2 trung quốc】Ngôi trường ấy luôn đọng mãi trong tôi!

【giải hạng 2 trung quốc】Ngôi trường ấy luôn đọng mãi trong tôi

时间:2025-01-11 07:14:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:811次

Báo Cà MauNgôi trường ấy ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ðó là Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình (sau này thường gọi là Trường Ninh Bình). Cái tên Cà Mau - Ninh Bình là biểu tượng ghi đậm mối tình kết nghĩa giữa quân - dân; giữa hậu phương - tiền tuyến của hai tỉnh Cà Mau và Ninh Bình. Thật cảm động biết bao có những giáo viên đã vượt Trường Sơn vào tận Cà Mau cùng với chúng tôi chia ngọt sẻ bùi; vừa cầm bút, vừa cầm súng.

Ngôi trường ấy ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ðó là Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình (sau này thường gọi là Trường Ninh Bình). Cái tên Cà Mau - Ninh Bình là biểu tượng ghi đậm mối tình kết nghĩa giữa quân - dân; giữa hậu phương - tiền tuyến của hai tỉnh Cà Mau và Ninh Bình. Thật cảm động biết bao có những giáo viên đã vượt Trường Sơn vào tận Cà Mau cùng với chúng tôi chia ngọt sẻ bùi; vừa cầm bút, vừa cầm súng.

Trong kháng chiến, trường đã đào tạo được 3 khoá học. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trường được chuyển ra Phường 7 (Khu gia binh của nguỵ cũ), thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau) và tiếp tục đào tạo khoá IV. Ðến cuối năm 1979, trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử mà Ðảng và Nhà nước giao. Qua 4 khoá, trường đã nuôi, dạy trên 1.500 học sinh.

Giáo viên và học sinh khoá IV - năm 1997.                       Ảnh tư liệu

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng trăm cán bộ, giáo viên và học sinh của trường tham gia lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Trong hoà bình, hầu hết học sinh của trường đến nay đã và đang trở thành cán bộ chủ chốt của Ðảng và Nhà nước. Ðồng thời, rất nhiều em đã trở thành tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà doanh nghiệp thành đạt; góp một phần công sức của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðặc biệt là có những nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Tuy đã rời xa mái trường thân yên này gần 40 năm, nhưng mỗi khi nhắc đến Trường Ninh Bình, bản thân tôi cũng như những ai đã từng công tác, giảng dạy, học tập gắn bó với ngôi trường này không khỏi bùi ngùi xúc động về quá khứ hào hùng, của những ngày tháng đèn sách, với bao kỷ niệm không thể nào quên. Riêng tôi rất vinh dự và tự hào là đã trực tiếp tham gia giảng dạy khoá III và IV tại ngôi trường thân thương này, những ngày tháng đó không thể nào phai nhoà trong tôi.

Ở khoá III, trường có các lớp từ “vỡ lòng” đến lớp 6; mỗi lớp đều ở một khu vực riêng, có những lớp cách xa khu hiệu bộ hơn một cây số. Mỗi lớp được xem như một “gia đình” riêng mà giáo viên được xem như cha mẹ, học sinh là các con; những học sinh lớn tuổi được xem là anh chị, có trách nhiệm chăm sóc các em học sinh nhỏ. Vì vậy, mọi hoạt động thường ngày như học tập, ăn ở, lao động sản xuất tại các lớp đều diễn ra một cách tự chủ và độc lập dưới sự chỉ huy trực tiếp của giáo viên.

Ngoài giờ lên lớp, thầy và trò cùng nhau cắm câu, giăng lưới, bắt ốc, hái rau…; phát cỏ, cấy lúa… để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Các thành viên cùng sống chung một “mái nhà”, cùng ăn chung một mâm cơm. Ngoài ra, giáo viên còn phải làm nhiệm vụ cắt tóc và may vá quần áo cho học sinh. Khi giặc càn quét thì những học sinh nhỏ được giáo viên gửi vào nhà dân làm con, cháu trong gia đình; các học sinh lớn thì theo cán bộ, giáo viên trực tiếp cầm súng và sẵn sàng chiến đấu khi thật sự cần thiết. Ôi thật đầm ấm và chân tình biết bao!

Khi hoà bình lập lại, tôi lại được phân làm chủ nhiệm lớp ba, rồi lớp bốn. Lúc này cơ sở vật chất nhà trường ổn hơn, các em không lo chuyện ăn ở mà chỉ tập trung cho việc học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, cùng một lúc phải quản lý mấy chục học sinh mà hầu hết các em còn rất trẻ, có nhiều em mới 8, 9 tuổi; lại lần đầu xa gia đình, sống tập trung cùng với các bạn chưa quen biết nên có rất nhiều chuyện phát sinh không ai có thể lường trước được. Thậm chí có những em còn khóc nhè ngay trong lớp.

Quên sao được “chuyến đi lịch sử” vào rừng U Minh làm ruộng tự túc:

Hôm ấy, vào đầu mùa mưa năm 1977, tôi cùng một cán bộ y tế được hiệu trưởng phân công dẫn hơn một chục học sinh lớn lớp 4A (do tôi làm chủ nhiệm) đi vào Khánh An, U Minh để dọn đất, gieo mạ. Thế là thầy, trò quảy ba lô lên đường. Mọi người chia nhau: số thì quảy lúa giống, số thì quảy lương thực, thực phẩm ăn đủ trong một tuần. Khi đi thì được nhà trường tổ chức đưa tới bìa rừng nên chỉ lội bộ khoảng 1 cây số là tới lán trại. Suốt một tuần ở trong rừng vừa dọn sạch những cây tràm bị cháy nằm xấp lớp, chất thành đống để sau này cưa ra đem về trường làm củi, vừa ủ lúa cho nẩy mầm để gieo mạ, vừa phải canh chim, đuổi chuột.

Ðến hết ngày thứ Bảy cũng là ngày lương thực đã cạn mà nhà trường chưa cho lực lượng vào thay ca. Thế là tối hôm đó tôi tổ chức họp (phải chui vào trong mùng - vì quá nhiều muỗi) và quyết định: “Sáng sớm hôm sau các em vét hết gạo để nấu ăn buổi cuối cùng, một em tình nguyện ở lại với thầy; còn lại tất cả khăn gói lội bộ về trường dưới sự chỉ huy của cán bộ y tế. Khi đến vàm Cái Tàu đón xuồng có giang (quá giang) qua sông; sau khi sang sông phải kiểm tra lại quân số rồi cứ thế lội theo ven sông về trường!”. Vậy là khi trời chưa kịp tối là các em đã về đến trường an toàn trong sự ngạc nhiên của mọi người. Tôi và một học trò ở lại canh giữ chim chuột và tự tìm thức ăn trong rừng sống qua một ngày; sáng hôm sau nhà trường mới cho một lớp khác vào thay ca.

Gọi là “chuyến đi lịch sử” vì một quyết định “táo bạo” của tôi chưa từng có trong thời bình. Cũng vì vậy mà lớp 4A, đặc biệt tôi luôn là “tâm điểm” của mọi người trong trường với nhiều chuyện vui, buồn lẫn lộn!

Qua đó, tôi muốn khẳng định rằng: là giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) của Trường Ninh Bình, không đơn thuần chỉ biết dạy những kiến thức về văn hoá trên lớp mà phải thay phụ huynh chăm lo mọi mặt về cuộc sống, sinh hoạt cho các em học sinh.

Với thành tích đã đạt được, ngày 16/12/2014, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân” cho Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình vì “Ðã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Khi nhận được phần thưởng cao quý này, tất cả chúng tôi là những người đã từng công tác, giảng dạy và học tập tại trường đều rất phấn khởi, tự hào vì bản thân được vinh dự là thành viên của một đơn vị anh hùng. Chúng tôi rất mong lãnh đạo tỉnh Cà Mau sớm quyết định đổi tên Trường THPT Cà Mau thành Trường PTTH Cà Mau - Ninh Bình để có nơi lưu giữ hiện vật nhằm giáo dục truyền thống cho các em học sinh các thế hệ tiếp theo. Ðồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để cựu cán bộ, giáo viên và học sinh tiếp tục góp sức cùng với trường chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học./.

NGƯT Nguyễn Thành Ða

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
  • Khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc
  • Giá vàng lại tăng, bất chấp USD mạnh lên
  • Tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, Nhật Bản công bố dự thảo nhằm đảo ngược tình hình
  • Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
  • Bôi rượu chữa sốc phản vệ nam bệnh nhân nguy kịch
  • Ngày 19/4 thêm 2.159 ca Covid
  • Bà nội 55 tuổi trẻ đẹp như 30 tuổi
推荐内容
  • Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
  • Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng để EVN xây cảng trung chuyển than ĐBSCL
  • Thủ tướng đồng ý bố trí hơn 3.000 tỷ đồng cho 2 dự án cao tốc
  • 5 bước đơn giản giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn
  • Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
  • Thoát lỗ nặng, dự án bô xit Tây Nguyên lãi hàng trăm tỷ đồng