【bảng xếp hạng vđqg ý】“Hoa tay thảo nét vẽ”
Không gian trưng bày “Mặt nạ tuồng” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu |
Không gian trưng bày giới thiệu trên 300 sản phẩm kẻ mặt nạ của học viên. Đây là kết quả của chương trình đào tạo và truyền dạy kỹ thuật vẽ mặt nạ tuồng do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xây dựng và Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tài trợ.
Đưa nghệ thuật tuồng đến với công chúng
Tuồng cung đình Huế là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, trong đó có đủ thơ, ca, nhạc, họa và diễn xuất. Từ chốn cung đình, tuồng cung đình Huế đã lan tỏa và ít nhiều ảnh hưởng đến sân khấu tuồng cả nước.
Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế đã được phục hồi, phát huy nhưng phía trước vẫn còn nhiều trở ngại. Để góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghệ thuật tuồng Huế, VinIF đã tài trợ để đào tạo và truyền dạy cho các nghệ sĩ, diễn viên nắm bắt, kế thừa trình tự kỹ thuật và cách thức kẻ mặt nạ tuồng Huế.
Mới đây, dự án “Phục hồi, truyền dạy và xây dựng không gian trưng bày nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao” là 1 trong 8 dự án văn hóa - lịch sử được xét chọn tài trợ của VinIF.
NSƯT. La Hùng tự vẽ mặt nạ nhân vật mình đóng |
Bà Nguyễn Mai Phương, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng – Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Chủ nhiệm dự án chia sẻ: Trong nghệ thuật tuồng, nghệ thuật kẻ mặt nạ là một trong những yếu tố đặc sắc, điển hình. Chiếc mặt nạ là đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất. Sự độc đáo của ngôn ngữ mặt nạ cũng chính là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của nghệ thuật tuồng Huế. Từ trước đến nay, kẻ mặt nạ trong nghệ thuật tuồng mang tính truyền khẩu, bắt chước. Lâu dần, do phần nhiều chưa hiểu ý nghĩa độc đáo trong từng chi tiết hoa văn, nét vẽ nên nghệ sĩ kẻ mặt nạ tuồng dần mất đi tính truyền thống và bản sắc đặc trưng.
Dự án được xây dựng nhằm đào tạo và truyền dạy cho các nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát nắm bắt, kế thừa trình tự kỹ thuật và cách thức kẻ mặt nạ tuồng Huế. Khóa truyền dạy giúp học viên nâng cao kinh nghiệm, tay nghề, bổ sung kiến thức về ý nghĩa đặc trưng của từng họa tiết hoa văn, từng mặt nạ để thể hiện đúng bản chất, thần thái của nhân vật.
“Sản phẩm của học viên sau khi hoàn thành được chúng tôi xây dựng thành một không gian trưng bày ngay trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi từng biểu diễn các vở tuồng dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và sứ thần thưởng thức. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là không gian giới thiệu, quảng bá nghệ thuật tuồng, đưa tuồng đến gần hơn với công chúng, qua đó, lan tỏa văn hóa Việt Nam nói chung và nghệ thuật tuồng Huế nói riêng”, bà Phương nói.
Trao truyền kỹ năng
Là đơn vị chủ lực trong biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có tuồng cung đình, nhưng tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đến nay chỉ có vài nghệ sĩ vẽ được mặt nạ tuồng và hầu hết đều đã lớn tuổi, trong khi lớp kế cận lại quá ít ỏi, nếu không sớm đào tạo và trao truyền thì sớm muộn cũng sẽ rơi vào nguy cơ thất truyền.
NSƯT. Hoàng Trọng Cương, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát thông tin: Khóa đào tạo do NSƯT. La Hùng, con trai cố nghệ nhân tuồng cung đình nổi tiếng La Cháu trực tiếp truyền nghề. Qua ba tháng triển khai, dự án đã cho kết quả với 300 sản phẩm, là những mặt nạ nhân vật trong các vở tuồng cổ tiêu biểu được học viên thực hiện.
Có 15 nghệ sĩ, diễn viên đã tham gia khóa đào tạo, trong đó người trẻ nhất chỉ mới ngoài đôi mươi. Dự án truyền dạy 20 mẫu mặt nạ nhân vật điển hình với các tiêu chí đặc trưng nhất về vai diễn như vai vua, tướng, đào, kép; có mặt nạ trung – nịnh; mặt nạ nam – nữ; mặt nạ chánh – tà… Học viên được cung cấp các thông tin cơ bản về lý thuyết mẫu hình của nhân vật, sau đó được hướng dẫn vẽ trên mặt nạ giấy bồi và vẽ trên chính khuôn mặt mình. Hoàn thành khóa học, các nghệ sĩ, diễn viên đã thuần thục các bước vẽ, vừa có thể vẽ cho bạn diễn, vừa vẽ cho chính nhân vật mình đóng.
Một số nhân vật trong các vở tuồng tiêu biểu được các học viên thực hiện vẽ mặt nạ như: Trụ vương trong vở Trầm Hương Các; Kỷ Lan Anh trong vở Hộ Sanh Đàn; Dương Phàm trong vở Đàng Chinh Tây; Phàn Diện trong vở Sơn Hậu; Cao Hoài Đức trong vở Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu; Tạ Ngọc Lân trong Ngọn lửa Hồng Sơn; Đào Tam Xuân trong Đào Tam Xuân loạn trào; Lý Ngư Tinh trong Lý Phụng Đình...
Theo NSƯT. Hoàng Trọng Cương, dự án đã góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng nói chung và loại hình độc đáo mặt nạ tuồng nói riêng. “Qua đây, Nhà hát đã có lớp kế cận và trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì lớp học hằng năm để hướng dẫn cho những nghệ sĩ, diễn viên mới vào nghề”, ông Cương nói.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Gần 500 công dân cách ly tập trung
- ·Triều Tiên đe dọa đáp trả quân sự mạnh mẽ với Mỹ và Hàn Quốc
- ·UAV Mỹ lần đầu triển khai ở Dải Gaza để tìm kiếm con tin mạnh cỡ nào?
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Nga công bố kế hoạch dự thượng đỉnh G20 của ông Putin
- ·Quan tâm hơn cho y tế trường học
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Phát hiện 676 lô hàng vi phạm về hàng quá cảnh
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Sáng mùng 2 Tết, không có ca mắc COVID
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Doanh nghiệp bất động sản phải tự chịu trách nhiệm với tiền “đọng” trong đất
- ·Ông Trump khoe sức khỏe 'tuyệt vời' trong ngày sinh nhật Tổng thống Biden
- ·Giá xăng dầu hôm nay ngày 27/6/2024: Giá xăng trong nước chiều nay có thể tăng lần thứ ba liên tiếp
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Những ai đến 31 địa điểm của Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cần liên hệ cơ quan y tế
- ·VietinBank củng cố chất lượng tài sản, tăng trưởng an toàn và bền vững
- ·Ai phải đổi thẻ bảo hiểm y tế từ ngày 1/4?
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Chuyên gia người Nhật tử vong ở Hà Nội là ca mắc COVID