【bd kq giao hữu quốc tế】Phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
(CMO) Hút thuốc lá, môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, mùi hoá chất… là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (OCPD) hiện nay. Đây là căn bệnh về hô hấp, gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Bệnh không thể điều trị hết hoàn toàn và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Mắt - Da liễu, cho biết: “Tắc nghẽn phổi mãn tính là căn bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, mỗi năm trên thế giới có đến khoảng 3 triệu người chết vì căn bệnh này. Con số tử vong này chỉ đứng sau bệnh tim mạch và đột quỵ. Mặc dù là căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị hết nhưng có thể phòng ngừa bệnh xuất hiện”.
Khi có những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác. |
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thường gặp ở lứa tuổi từ 40 trở lên. Đường hô hấp của người bệnh sẽ nhỏ lại, gây tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi và không hồi phục. Ngoài yếu tố môi trường như khói bụi, hoá chất, một số yếu tố nội sinh như chuyển hoá của phổi, yếu tố gia đình… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, môi trường bên ngoài mới là nguyên nhân chủ yếu. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn: “Trong số những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính có đến 90% là hút thuốc lá. Đây chính là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hiện nay”.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có biểu hiện quan trọng nhất là ho dai dẳng, nhất là buổi sáng, kèm theo khạc đàm, thỉnh thoảng sẽ có đàm mủ, đàm xanh. Ngoài ra, người bệnh còn mệt mỏi, khó thở, sụt cân… Bệnh được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn A bệnh nhân có ít triệu chứng, nguy cơ thấp; giai đoạn B bệnh nhân có nhiều triệu chứng hơn, nguy cơ thấp; giai đoạn C bệnh nhân có ít triệu chứng nhưng nguy cơ cao; giai đoạn D là nhiều triệu chứng, nguy cơ tử vong cao. “Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh là đã sang giai đoạn C. Bởi vì ở giai đoạn A, hay giai đoạn B đều có triệu chứng thông thường như ho, cảm. Điều này làm cho bệnh nhân chủ quan nên khám và chữa trị không đúng cách. Bên cạnh đó, các bác sĩ không chuyên khoa sẽ khó chẩn đoán ra bệnh. Bởi, để phát hiện được bệnh cần phải có máy đo hô hấp và bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả”.
Mặc dù không chữa trị khỏi nhưng bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có thể phòng ngừa và điều trị giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Để phát hiện bệnh sớm và chuẩn xác nhất, khi có các triệu chứng của bệnh không được cải thiện sau khi điều trị hoặc ngày càng tệ hơn, phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để đo chức năng hô hấp, đo đường thở. Ở những giai đoạn đầu bệnh dễ điều trị và đỡ tốn kém hơn, bởi hiện nay thuốc điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở các giai đoạn C và D giá thành rất cao, không nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo: “Hiện nay căn bệnh này có thể phòng nhưng không thể điều trị hết. Giảm lưu thông không khí của tắc nghẽn phổi mãn tính không được cải thiện đáng kể sau khi có sự can thiệp điều trị của thuốc. Việc điều trị chỉ làm cho bệnh không phát triển nặng hơn, giúp người bệnh hạn chế tử vong tối đa, đặc biệt để bệnh nhân không lệ thuộc thuốc. Do đó, ở độ tuổi 40, có hút thuốc lá, có triệu chứng ho kéo dài nên đi tầm soát bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm. Khi đã phát hiện bệnh, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ liệu trình chữa trị của bác sĩ. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tránh các chất kích thích có thể góp phần gây bệnh như khói bụi, hơi hoá chất. Đặc biệt là phải bỏ hút thuốc lá, yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính”./.
An Kỳ
(责任编辑:La liga)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Khuyến khích thực hiện xuất khẩu hàng chính ngạch qua cửa khẩu Chi Ma
- ·Tạm hoãn tổ chức Hội nghị điều quốc tế lần thứ 12 do virus Corona
- ·Xuất hiện 7 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Thủ tướng: Không cần bổ sung GNI vào các chỉ tiêu kinh tế
- ·Đậu đỏ có nhiều công dụng cải thiện sức khỏe, nhưnng ai không nên ăn?
- ·Bác sĩ chỉ ra lý do người trẻ bị đột quỵ
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Cần tuyên truyền phòng chống đau mắt đỏ trong trường học
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Thừa cân béo phì là bệnh phổ biến nhất ở học sinh TP.HCM
- ·Vĩnh Long có Giám đốc Sở Y tế mới
- ·Bất động sản 2019: Một năm nhiều bất ổn
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Người đàn ông phải mổ thoát vị bẹn vì ngại đi khám
- ·Tỉnh ủy Cao Bằng: Thuốc lá lá nhập khẩu đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách
- ·4 giá trị giúp Thế giới Nha khoa AB chinh phục khách hàng
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Cấp cứu ngoại viện quyết định sống chết người bệnh nhưng thiếu, yếu