【kết quả cúp quốc gia bỉ】Kỳ 1: "Chuyện thường ngày..."
Tình trạng đi ngược chiều để tránh đèn đỏ diễn ra phổ biến ở ngã tư Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi. Ảnh: Duy Linh |
LTS: Mật độ phương tiện, mật độ người dân tham gia giao thông tăng cao khiến tất cả những cố gắng về cơ sở hạ tầng của TP luôn ở tình trạng đáp ứng không kịp. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng cho dù hữu hiệu, thì vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Nguồn cơn, căn cơ của mọi vấn đề đó là ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, là văn hoá giao thông của mỗi người. Xây dựng được văn hoá giao thông, ý thức văn hoá giao thông của mỗi người dân mới là giải pháp bền vững cho câu chuyện giao thông ở Hà Nội.
Đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… như thành thói quen
9h sáng, tại ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Mật độ xe cộ lưu thông đã hạ nhiệt so với giờ cao điểm, nhưng lượng xe vẫn khá đông đúc. Mặc dù không xảy ra tình trạng tắc đường, nhiều người đang chờ đợi đèn đỏ ở đây bớt… nóng ruột. Theo ghi nhận của phóng viên, chốc lát lại có 1 chiếc xe “hồn nhiên” vít ga đi mặc dù số trên bảng đếm đèn đỏ vẫn đang nhảy từng giây một. Như một con virus lây lan, một loạt người điều khiển xe máy khác nối theo chiếc xe vừa đi bất chấp dòng xe đang đèn xanh đang lưu thông khá vội vã qua ngã tư đông đúc này.
Có lẽ đã quá quen thuộc với quy luật lưu thông ở đây, những chiếc xe máy khác cố nhoi lên qua vạch kẻ đường, “trú” tạm dưới gầm cầu để chờ “thời cơ" hòng mong bớt thêm chút thời gian nhấp nhổm chờ đèn tín hiệu.
Một người bán nước ở đây cho biết, tình trạng vượt đèn đỏ hay luồn lách đi trên vỉa hè hay đi ra giữa làn đường ở đây xảy ra mọi lúc, mọi ngày. Theo bà, kể cả khi có lực lượng chức năng mọi người dường như cũng không tuân thủ, một phần cũng bởi ngã tư này khá rộng.
“Cũng có nhiều lần có tai nạn xảy ra bởi những người vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, có vẻ cũng không mấy ai quan tâm, rồi sau đó lại diễn ra như cũ” - người này cho biết.
Người đi xe máy không tuân thủ vạch kẻ đường, vượt đèn đỏ. Ảnh: Duy Linh |
Anh N.T, một người xe ôm đang đứng đó cũng góp chuyện, theo anh, việc người dân bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra hoặc có nguy cơ bị xử phạt vì vượt đèn đỏ cũng bởi đèn đỏ ở đây lâu quá. “Lượng xe cộ đông, đèn đỏ lại dài, trong khi đó đèn xanh lại rất ngắn, nên lắm khi những người xe ôm như chúng tôi để tiết kiệm thời gian thường sẽ tìm cách đi cho nhanh” – anh T lý giải.
Tiếp tục di chuyển dọc đường Nguyễn Trãi, dễ dàng nhận thấy việc tuân thủ luật lệ giao thông là điều “xa xỉ” với không ít người. Chỉ với quãng đường chưa đến 500m, phóng viên đã ghi nhận khá nhiều trường hợp leo qua các giải phân cách để đi bộ qua đường mà không quan tâm đến có vạch kẻ cho người đi bộ hay không. Thi thoảng, những chiếc xe đang lưu thông đúng chiều lại phải phanh dúi dụi hoặc giảm tốc độ để nhường đường cho những người này. Trong khi đó, chỉ cách đó không xa là chiếc cầu dành cho người đi bộ sang đường.
Điều khiển xe máy đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm ngay trước chốt kiểm tra giao thông trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Duy Linh |
Đi ngược chiều… né chốt kiểm tra
Đang lưu thông trên đường Nguyễn Trãi hướng về Ngã Tư Sở, phóng viên phải giật mình, vội né tránh vì một vài chiếc xe máy vội vã đi ngược chiều. Một trong số những chiếc xe đó còn chở theo người không đội mũ bảo hiểm khiến một phụ nữ vì xử lý không kịp loạng choạng suýt ngã.
Đang không rõ có chuyện gì thì một người đàn ông đi đường quay sang nhắc nhở 2 người phụ nữ đang chở nhau trên chiếc xe Lead nhưng không đội mũ bảo hiểm: “Có "chốt" phía trước”. Ngay lập tức, người phụ nữ đang lái chiếc xe máy vội và tấp vào lề đường, mở cốp lấy mũ.
Đúng như lời người đàn ông, cách đó khoảng 100 mét là một chốt liên ngành của lực lượng chức năng. Bên trong chốt, một vài chiếc xe máy của người vi phạm được xếp gọn gàng, trong đó không ít thanh thiếu niên còn rất trẻ đang gãi đầu gãi tai trình bày. Từng chứng kiến tình trạng đó nhiều lần, anh Nguyễn Văn Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Vấn đề nằm ở ý thức, nếu biết sai rồi chịu xử phạt thì đã đành. Còn việc chạy trốn, chống đối lực lượng chức năng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, làm người khác vạ lây. Lắm khi muốn thông cảm cũng không thông cảm nổi”.
Có mặt tại điểm chốt lúc ấy, anh Trần Minh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, việc không tuân thủ luật lệ giao thông là điều khó có thể thông cảm và không thể biện minh vì bất cứ lý do gì.
Một trường hợp đi bộ sang đường ở nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Ảnh: Duy Linh |
“Dân số TP cứ tăng lên, mật độ tham gia giao thông ở mọi nẻo đường TP luôn rất cao. Giờ cao điểm thường xuyên ùn ứ, ách tắc đã là câu chuyện cũ, mà hiện tại tôi thấy hình như giờ nào cũng là giờ cao điểm. Vậy nên, chỉ cần một vài người thiếu ý thức là kéo theo cả con đường hỗn loạn” – anh Quang nói.
Đồng quan điểm với anh Quang, anh Nguyễn Văn Tùng (Thái Bình) cũng cho rằng, ở Hà Nội thì khung giờ cao điểm có thể xảy ra vào bất cứ giờ nào, thậm chí là 21-22h. Tắc rất dài, hoặc khi có một va chạm gì đó thì tắc rất lâu và đặc biệt di chuyển bằng ô tô rất khó khăn. “Thế nên tôi nghĩ, cho dù hạ tầng có phát triển đến mấy thì quan trọng nhất vẫn là ý thức, văn hoá tham gia giao thông của mọi người” - anh Tùng bày tỏ.
(Còn nữa)
Công an TP Hà Nội thông tin, ngày 12/12, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT đã phát hiện 1.086 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ 235 phương tiện, 523 bộ giấy tờ, tước 140 giấy phép lái xe. Kết quả thực hiện Kế hoạch số 304 của Công an TP ngày 30/9/2024 về cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh: Xử lý 98 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ 50 phương tiện. Các lỗi vi phạm: giao xe hoặc để người không đủ điều kiện điều khiển; chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy; không đội mũ bảo hiểm...). Các Tổ công tác 141 kiểm tra, phát hiện, 2 vụ, 3 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, thu giữ 5 viên nén nghi chất ma túy; 1 bình kim loại nghi chứa khí N2O; 1 xe mô tô nghi xe tang vật, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền; xử lý 166 trường hợp vi phạm TTATGT (điều khiển xe mô tô nẹt pô, lạng lách, đánh võng, chở quá người quy định, xe không có biển kiểm soát...). Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP tiếp nhận, xử lý 39 tin, gồm: Tổng đài 113 tiếp nhận 35 tin liên quan an ninh trật tự, điều động 35 lượt phương tiện, 140 lượt cán bộ cảnh sát đến hiện trường giải quyết. Phát hiện 4 vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự (gây rối trật tự công cộng tại các địa bàn Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Thanh Oai, Mỹ Đức), bàn giao cho đơn vị chức năng tiếp tục xác minh, giải quyết theo thẩm quyền. |
Triển khai mô hình 141 mới: đảm bảo an ninh, trấn áp kéo giảm tội phạm đường phố | |
Quận Hoàn Kiếm mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp Tết |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Kết quả bóng đá U19 Việt Nam 1
- ·Kiến nghị nộp ngân sách hơn 15.200 tỷ đồng sau thanh tra
- ·Lilama 3 bị phạt 162,5 triệu đồng vì chậm đóng bảo hiểm
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Giải bóng đá giao lưu giữa Hải quan, Công an và Quản lý Thị trường TP.HCM
- ·Hải quan Tây Ninh thu đạt hơn 1.105 tỷ đồng
- ·Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 23/6/2024 mới nhất
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Video bàn thắng Anh 1
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Nhận định bóng đá Hungary vs Scotland: Bảng A Euro 2024
- ·91% doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử
- ·Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế động viên thu thuế từ đầu năm
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Quảng Ninh: Thu ngân sách tháng 11 từ xăng dầu tăng gần 45%
- ·Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 14/6
- ·HLV Jesus Casas nói tuyển Việt Nam mạnh nhưng Iraq muốn thắng tuyệt đối
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật