【kết quả bóng đá ý hôm qua】Nhật Bản: Chi tới hơn 470 tỷ USD để ứng phó dịch Covid
Một phố mua sắm ở Hyogo, Nhật Bản. |
Do phần lớn nguồn tiền đến từ việc phát hành nợ và mục tiêu khôi phục tài khóa của chính phủ đang bị lùi lại, chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida đối mặt với nhiệm vụ cấp bách là thực hiện cải cách chi tiêu khi nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phục hồi.
Dữ liệu của Ủy ban Chính sách tài khóa của chính phủ và các số liệu chính thức về quy mô chi tiêu cho thấy chính phủ đã chi 28.000 tỷ yen trong tài khóa 2020, chi 15.400 tỷ yen trong tài khóa 2021 và 15.100 tỷ yen trong tài khóa 2022. Chi tiêu cho tài khóa 2023 (kết thúc cuối tháng 3/2024) hiện là 10.000 tỷ yen.
Tổng chi tiêu hàng năm của Nhật Bản khoảng 130.000 -150.000 tỷ yen trong 3 năm qua, với mức kỷ lục 114.380 tỷ yen được phân bổ trong tài khóa 2023.
Dù tình hình tài chính của Nhật Bản xấu nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến, nước này đã tăng chi tiêu để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và tình trạng giá cả tăng cao.
Các chương trình khẩn cấp được thực hiện trong những năm gần đây bao gồm chương trình phát tiền mặt 100.000 yen cho mọi người dân, hỗ trợ tài chính cho các địa phương để tăng công suất giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19, và chương trình hỗ trợ chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Mặc dù mục tiêu của chính sách trên là đạt thặng dư trong cán cân cơ bản (thu nhập từ thuế trừ chi tiêu, không tính chi phí trả nợ) trước tài khóa 2025, nhưng mục tiêu này được cho là khó đạt được.
Cuối tháng 7 vừa qua, các thành viên khu vực tư nhân của Hội đồng Kinh tế và chính sách tài khóa đã trình dữ liệu về cán cân cơ bản cho thấy “sức khỏe” tài chính của Nhật Bản đang xấu đi.
Theo đó, tỷ lệ phần trăm cán cân cơ bản tính trên GDP giảm 1,7 - 5,2 điểm phần trăm trong giai đoạn 4 năm nói trên, so với kịch bản không có các chương trình chi tiêu bổ sung cho Covid-19 và các biện pháp giảm lạm phát. Nợ công dự kiến lên tới 1.100 tỷ yen trong tài khóa 2023, gần gấp đôi quy mô nền kinh tế.
Cải cách chi tiêu càng đóng vai trò quan trọng lớn hơn khi Nhật Bản dự kiến chi tổng cộng 43.000 tỷ yen để củng cố quốc phòng trong 5 năm tính đến tài khóa 2027 và tăng cường hỗ trợ chăm sóc trẻ em để đảo ngược đà giảm tỷ lệ sinh.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu chuyển từ chi tiêu ở chế độ khủng hoảng sang chế độ "thời bình" khi lập ngân sách cho tài khóa 2024.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ làm thế nào cắt giảm mạnh chi tiêu. Giới quan sát nhận định đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, cùng với đảng đối tác Komeito trong liên minh cầm quyền, có thể muốn tăng chi tiêu để hỗ trợ các hộ gia đình và nền kinh tế./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Đoạn kè Thanh Đa vẫn ngổn ngang, tan hoang sau 8 tháng sạt lở
- ·Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đón tiếp không khí lạnh, trời rét đậm kéo dài
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Vườn cà phê, chanh leo bị kẻ gian chặt phá la liệt, gia đình ở Gia Lai khốn đốn
- ·Cảnh sát đẩy mạnh ghi hình phạt nguội tài xế vượt ẩu ở cao tốc Cam Lộ
- ·Bị ông Trần Quí Thanh chiếm đoạt 2 dự án 881 tỷ, đại gia Kim Oanh lên tiếng
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Bị ông Trần Quí Thanh chiếm đoạt 2 dự án 881 tỷ, đại gia Kim Oanh lên tiếng
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·11 thuyền viên nước ngoài bị nạn trên biển Côn Đảo được bàn giao về nước
- ·Số phận 4 dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM
- ·Cảnh sát đẩy mạnh ghi hình phạt nguội tài xế vượt ẩu ở cao tốc Cam Lộ
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Lái xe của ông Trịnh Văn Quyết được 'phù phép' nắm giữ cổ phiếu trị giá 230 tỷ
- ·Năm 2027 sẽ làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, cần hơn 300 nghìn lao động
- ·Hai người đi xe máy tử vong thương tâm sau va chạm với xe tải trên cầu vượt
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Chuyện cảm động về 'đồng đội' đặc biệt của thượng úy Cảnh sát cơ động