【bảng xếp hạng bóng đá bulgaria】Ðại biểu dân cử
(CMO) Đầu năm 1946, ngay sau khi lập quốc, dù Nhà nước non trẻ đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, nhưng một trong những công việc tối quan trọng đầu tiên mà Bác Hồ và Ðảng gấp rút tiến hành là cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Người Việt Nam lần đầu tiên cầm lá phiếu đi bầu cử, cũng là dấu mốc thay đổi từ thân phận nô lệ thuộc địa sang vị thế công dân của một quốc gia độc lập. Cũng từ đó, danh từ “đại biểu dân cử” xuất hiện, không đơn thuần là chức vị, mà còn là biểu tượng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Ðại biểu của dân phải là những người xứng đáng nhất, ưu tú nhất, tiêu biểu nhất, tin cậy nhất. Ðại biểu của dân phải vì lợi ích chính đáng của Nhân dân, xứng đáng với lá phiếu mà cử tri đã bỏ cho mình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc tại Cà Mau - tháng 11/2020. |
Cả nước đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ðây là ngày hội lớn của toàn dân, nơi thể hiện ý thức về quyền làm chủ của mỗi công dân Việt Nam. Có lẽ chưa bao giờ, hoạt động của Quốc hội và HÐND các cấp lại thu hút được sự quan tâm sâu rộng của xã hội như thời gian vừa qua. Dấu mốc thay đổi quan trọng có thể khẳng định chính là việc truyền trực tiếp nội dung phiên họp, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, HÐND cấp tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ít người biết rằng, ý tưởng này xuất phát từ nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão (đã từ trần).
Xin ghi lại một đoạn tư liệu về đề xuất của ông Vũ Mão như sau: “Quốc hội ta là Quốc hội của dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chúng ta có thể tăng thêm thời lượng phát thanh và truyền hình trực tiếp để dân biết và giám sát hoạt động của các vị đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ, cụ thể như phiên chất vấn, trả lời chất vấn, giám sát tối cao tại kỳ họp, thảo luận về kinh tế - xã hội... Cần tạo điều kiện để phóng viên được tác nghiệp nhiều hơn tại hội trường, tại các uỷ ban của Quốc hội nhằm đưa thông tin hoạt động của Quốc hội đến nhanh hơn với Nhân dân và cử tri cả nước; nâng cao chất lượng ghi âm, ghi hình các phiên làm việc của Quốc hội để chúng ta có những cuốn kỷ yếu chính xác, trung thực cho đời sau...”. Sự kiện này diễn ra ngay vào những năm đầu thập niên 90, thế kỷ XX.
Cũng từ thời điểm ấy, mỗi kỳ họp của Quốc hội, Nhân dân cả nước có điều kiện dõi theo. Từ nghị trường Quốc hội, những vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc được thảo luận, bàn bạc. Cử tri biết ngành nào làm tốt, lãnh đạo nào làm tốt, và trái lại, những vấn đề nổi cộm, gai góc của đất nước cũng được mổ xẻ một cách sòng phẳng. Nghị trường ngày càng sinh động với những ý kiến xác đáng, rất “đời” của các đại biểu. Có những đại biểu Quốc hội đã tạo được “thương hiệu”, những câu nói của nhiều đại biểu gây “nổi sóng” dư luận, trở thành trend của xã hội. Lấy ví dụ như phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang: “Bò đi lạc vào nhà quan. Quan đi lạc vào hộ cận nghèo”, nói về những bất cập trong việc hỗ trợ và bình xét hộ nghèo ở một số địa phương. Câu nói ấy phổ biến đến mức, khi thấy việc hỗ trợ, bình xét hộ nghèo có vấn đề, người ta liền cảm thán “bò đi lạc vào nhà quan mất rồi”.
Trước đây, một người bà con của tôi, khi nghe thông tin về các cuộc tiếp xúc cử tri thì tỏ ra rất thờ ơ. Cái lý của ông ấy thế này: “Ði làm gì cho mệt. Vô đó chủ yếu là cán bộ xã, dân thì lựa chọn cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng. Cả câu hỏi cũng phải đưa trước để người ta sắp xếp. Nói chung là toàn cán bộ tiếp xúc với cán bộ, chớ cử tri được mấy người”. Chưa hết, ông này còn nói thêm: “Có đề xuất, kiến nghị thì cũng hứa để đó, rồi chìm xuồng”. Tâm trạng của người bà con này không phải hoàn toàn vô lý. Nó có lý đến mức nhiều lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội phải chấn chỉnh: “Ðừng để tiếp xúc cử tri mà bố trí thành phần toàn cán bộ”. Và sau đó là quyết tâm đổi mới, thay đổi, đã hứa với Nhân dân thì phải theo đến cùng tận vấn đề, hậu kiểm, hậu giám sát và báo cáo lại với cử tri đàng hoàng.
Vậy mà cũng người bà con ấy, dạo gần đây hăng hái đi dự các cuộc tiếp xúc - một sự thay đổi lớn. Cái lý của ông ấy nêu ra như sau: “Coi họp Quốc hội mà sướng hết cả người. Ðại biểu phải dám ăn, dám nói, dám chịu trách nhiệm và dám vì lợi ích chung như thế chớ”. Các cuộc tiếp xúc ở xã, ông ấy luôn là một trong những người có mặt sớm nhất. Ông nói rằng: “Ðại biểu HÐND của xã, của huyện, của tỉnh Cà Mau mình giờ gần dân, hiểu dân, nghe dân nói và rất uy tín, đã cam kết là có phản hồi cho cử tri”. Ông còn khoe: “Nhờ ý kiến của tao mà con lộ... mới làm, con kênh... mới nạo vét, chỗ... bớt ô nhiễm, trộm cắp bớt hoành hành”. Thật ra, có một chân lý giản dị, nếu người đại biểu làm tốt chức phận, được dân tin thì sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri. Ðại biểu có tốt thì HÐND, Quốc hội mới tốt.
Má tôi, gần 70 tuổi, trình độ lớp 4 trường làng, giỏi “tính rợ”. Trước đây, có bầu cử, má sẵn đường chở xuồng gạo ra chợ ghé chỗ bỏ phiếu mần “một cục” đại diện cho cả nhà. Cuộc mưu sinh còn chưa tính kịp, huống hồ gì coi tiểu sử ứng cử viên. Không ít người giống má tôi. Thế nên, bầu cử chỉ là chuyện cho có lệ, rồi sau đó ai trúng, ai trật cũng không ảnh hưởng đến hoà bình thế giới. Nhưng bỗng một hôm, má ngồi coi thời sự rồi nói, “mình bầu mà trúng mấy ông tham ô, tham nhũng, đục khoét của dân, mà dân trong đó có mình, là bậy rồi”. Má còn nói, “tuổi tao hổng biết còn được mấy kỳ bầu cử nữa, nhưng bây giờ đi bầu là phải lựa à”. Tâm trạng và sự thay đổi của má tôi, có lẽ cũng là tâm trạng của hầu hết cử tri hiện tại. Một điều hết sức đáng mừng.
Trước thời đại Hồ Chí Minh, danh từ “ông Hội”, “bà Hội” biểu thị cho địa vị xã hội, đặc lợi đặc quyền của một nhóm người nhỏ “ăn trên ngồi trốc” chuyên đi “đè đầu cỡi cổ” dân đen. Còn hôm nay, "đại biểu Quốc hội", "đại biểu HÐND" là những danh từ cao quý nhất mà những cá nhân xứng đáng được cử tri gởi gắm niềm tin, kỳ vọng qua lá phiếu. Ðại biểu dân cử cũng là của dân, do dân và vì dân. Ðại biểu không xứng đáng sẽ bị đào thải. Ðại biểu dân cử là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm. Làm đại biểu dân cử không phải là để hưởng phú quý, vinh quang, bổng lộc đãi ngộ, mà là để lo cho dân, cho nước./.
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Khơi dậy tiềm năng, Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục
- ·Cơ hội ‘vàng’ sở hữu căn hộ cao cấp quận 2 TP.HCM
- ·Cơ hội trúng xế sang khi mua căn hộ BRG Legend
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Thủ tướng 5 lần chỉ đạo Vũng Tàu vẫn kiến nghị bác bồi thường 5,4ha đất
- ·Ngôi nhà 'khỏa thân' có hình dáng kỳ lạ ở Mexico
- ·Siêu dự án Sông Hồng City ở Hà Nội 25 năm vẫn nằm trên giấy
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Tiết kiệm hàng chục triệu khi mua nội thất tháng cô hồn
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Thế lực nào chống lưng cho loạt biệt thự Ocean View Nha Trang
- ·Chiêu bán chung cư giá tốt, chốt nhanh
- ·Nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, người dân lo nhà thành “rốn ngập” mới
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Sống chất lượng trong căn hộ, đâu chỉ cần tiện ích
- ·Long Biên
- ·Tecco Elite City giải bài toán nhà ở cho chuyên gia
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Bán khống hơn 100 nền đất tại dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường