【lich thi cup c2】Dự báo về dịch COVID
Giai đoạn đầu năm 2020, chúng ta biết rất ít về virus SARS-CoV-2. Giờ đây, khi bước sang năm 2023, chỉ cần tìm kiếm trên Google Scholar sẽ thu được khoảng 5 triệu kết quả có chứa tên virus này.
Tỷ lệ người mắc COVID-19 thay đổi theo thời gian, nhưng con số này sẽ được duy trì ở một tỷ lệ nhất định. Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và mọi người đang mắc COVID-19 và thậm chí là tái nhiễm.
Dự báo COVID-19 trở nên khó hơn
Trong những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, các mô hình đơn giản được sử dụng để dự đoán số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tác động có thể xảy ra đối với dân số, bao gồm cả nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Ở giai đoạn này, chỉ có một biến thể chính của virus SARS-CoV-2 là chủng ban đầu. Nhưng bây giờ, những giả định đơn giản đó không còn đúng nữa.
Phần lớn dân số thế giới được cho là đã mắc COVID-19 và có sự khác biệt đáng kể giữa các mức độ miễn dịch của từng cá nhân dựa trên loại vaccine và số lượng liều mà mọi người đã tiêm. Tổng cộng, 13 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng.
Mô hình dự đoán cũng hoạt động tốt khi mọi người hành động theo những cách có thể dự đoán được, cho dù đây là hành vi bình thường, trước đại dịch hoặc thời điểm áp đặt những hạn chế xã hội nghiêm ngặt. Khi mọi người thích nghi với cuộc sống có COVID-19 và tự đánh giá rủi ro cũng như lợi ích của hành vi bản thân, việc lập mô hình dự đoán trở nên phức tạp hơn.
Việc giảm giám sát cũng gây khó khăn hơn cho lập mô hình dự đoán. Trong thời kỳ cao điểm đối phó khẩn cấp với COVID-19, ưu tiên hàng đầu bao gồm giám sát những người nhiễm virus SARS-CoV-2 và giám sát các biến thể. Điều này tạo điều kiện xác định sớm và sẵn sàng ứng phó với các biến thể mới như Omicron. Nhưng hoạt động giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm sau đó đã giảm đi, điều này có thể làm tăng thời gian cần thiết để xác định các biến thể mới cần quan tâm.
Dịch bệnh chưa kết thúcTrung tâm xét nghiệm COVID-19 ở sân bay Orly, gần Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Vẫn còn khác biệt lớn trong các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc trên khắp thế giới, ví dụ như việc sử dụng khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 và thông gió trong các tòa nhà. Khi các chính phủ nới lỏng và đôi khi thắt chặt lại biện pháp phòng dịch để đối phó với các áp lực xã hội và tình hình y tế, có nguy cơ các biến thể có thể xuất hiện và chọc thủng “lớp phòng thủ” mà người dân đã xây dựng.
Các giai đoạn tiếp theo của đại dịch cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hành vi của con người. Chẳng hạn, khoảng thời gian chúng ta làm việc ở nhà và liệu chúng ta có giảm tiếp xúc xã hội khi mắc COVID-19 hay không. Không có gì chắc chắn rằng các biến thể mới trong tương lai có ảnh hưởng tương tự Delta hoặc Omicron, nhưng điều đó là có thể. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là phải có sẵn kế hoạch để ứng phó trong bối cảnh mối quan tâm đến COVID-19 đang giảm dần và thông tin sai lệch gia tăng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Việt Nam thực hiện hơn 600.000 chuyến bay an toàn trong năm 2015
- ·Khởi công cầu Kênh Cơi 5
- ·Các vùng trên cả nước tiếp tục nắng ấm, Bắc Bộ có nơi trên 32 độ C
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·“Mẹ già như chuối chín cây”
- ·“Đại gia nông dân” hướng đến an sinh xã hội
- ·Tàu vỏ thép Trung Quốc tông thẳng vào tàu cá Việt Nam
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Nhịp cầu kết nối trái tim
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Cứu bé 8 tháng tuổi mắc mảnh kẽm ở phế quản
- ·420.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến thực phẩm
- ·Bệnh viện Quân dân y 16 kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Dù được khuyến cáo nhưng đồ chơi Trung Quốc vẫn tràn lan
- ·Bù Đốp phát hiện 177 kg thịt trâu, bò thối rữa
- ·Năm 2016: Tháo gỡ vướng mắc, không để lãng phí đất đai
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Nguyên tắc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch thẩm phán