【tỷ lệ bóng đá c2】Sớm khắc phục khó khăn để ổn định kinh tế
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trưởng Lưu nêu ý kiến tại buổi thảo luận tại tổ |
Thảo luận tại tổ 4 gồm các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, đa số ý kiến các đại biểu đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương trong điều hành nền kinh tế, song, các đại biểu cũng cho rằng cần có giải pháp căn cơ hơn nữa trong việc khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế.
Tham gia thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh những khó khăn về kinh tế vẫn chưa được tháo gỡ.
Ông Lưu dẫn chứng về công tác chuyển tiếp Luật Đất đai năm 2003 đến năm 2013 đã gây nên những khó khăn, ông nói: “Một số dự án bất động sản trước đây khi cấp đất, giao đất là bàn giao các thủ tục hành chính, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, tuy nhiên đến Luật Đất đai 2013 lại yêu cầu giá đất được tính tại thời điểm giao đất. Điều này gây khó khăn cho những dự án trước đã nộp tiền, đến khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không biết phải tính toán theo giá nào”.
Đại biểu Lê Trường Lưu cũng cho rằng, cơ chế xử lý vi phạm liên quan đến các dự án bất động sản cũng cần có cơ chế chung. Đồng thời, chỉ ra thực trạng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khó khăn dẫn đến lực lượng lao động trong lĩnh vực này cũng thất nghiệp. “Thị trường bất động sản tác động lớn đến nền kinh tế, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời”, đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị.
Liên quan đến đề nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội không cho chuyển nguồn 13.796 tỉ đồng đối với nguồn tăng thu ngân sách từ năm 2021 mà đưa vào giảm bội chi, theo đại biểu Lê Trường Lưu, Chính phủ cần rà soát, đánh giá lại, từ đó, đề nghị Quốc hội cho phép chuyển nguồn, vì nếu không chuyển nguồn thì các dự án không thể triển khai được trong thời gian tới.
Đánh giá về việc tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Hải Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh) phân tích dựa trên 4 động lực chính, đó là tiêu dùng trong dân cư, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu đầu tư công, xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, theo thống kê, sức cầu trong dân rất yếu, một số chỉ tiêu tiêu thụ thấp như sữa, trứng; nợ xấu ngân hàng trong những tháng gần đây tăng đột biến, đáng lo ngại; chính sách tài khóa đầu tư công rất khó khăn, vướng mắc;… là những khó khăn hiện nay.
Đại biểu đề nghị cần có giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết các vấn đề trên, trong đó đại biểu nhấn mạnh đến công tác cải cách các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật; sớm quan tâm đến thuế tối thiểu toàn cầu để duy trì lợi thế nguồn vốn FDI, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đại biểu Lê Hoài Trung quan tâm đến vấn đề kinh tế đối ngoại |
Còn với đại biểu Lê Hoài Trung (Đoàn ĐBQH tỉnh), những thành tựu đã đạt được về kinh tế - xã hội thời gian qua là nhờ nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị. Dù vậy, những nguyên nhân khách quan và chủ quan đang gây ra áp lực lớn cho nền kinh tế. Đại biểu mong muốn, thời gian tới cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc liên quan đến giải ngân đầu tư công, hoạt động của doanh nghiệp, bởi đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế. Ngoài ra, Quốc hội cũng cần có các đợt giám sát chuyên đề đối với các vấn đề còn vướng mắc để có ý kiến đối với Chính phủ.
Đại biểu Lê Hoài Trung cũng đề cao vai trò của kinh tế đối ngoại, cần nắm bắt cơ hội đầu tư nước ngoài; chuyển hướng thu hút đầu tư phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu kiến nghị rà soát lại các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngừng hoạt động |
Trước thực tế 5 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 chưa đạt, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu kiến nghị rà soát lại để tìm ra nguyên nhân.
Việc nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, theo nữ đại biểu, trong số đó có những doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm, ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc ảnh hưởng lớn đến người lao động, làm giảm tốc độ phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô. Bà Sửu cũng trăn trở về tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao, điều này chắc chắn xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động.
“Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tôi cho rằng cần đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xác lập mối quan hệ này trong thời đại mới. Từ đó, triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả hơn”, bà Sửu nhấn mạnh.
* Chiều cùng ngày, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Bắt 'ma men' lái ô tô tông chết một học sinh ở Quảng Nam
- ·Triệt phá đường dây buôn bán pháo từ nước ngoài về Nghệ An
- ·Triệt phá đường dây ghi lô đề hàng tỷ đồng, bắt giữ 6 người ở Quảng Nam
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Khách Ấn Độ vận chuyển trái phép 700 viên kim cương qua sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Khởi tố 8 bị can để chậm tiến độ, gây lãng phí tại dự án Bản Mồng
- ·Thủ tục nhận tiền BHXH khi người hưởng lương hưu qua đời
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn kịch khung bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Cựu giám đốc khai giúp AIC trúng 3 gói thầu nhưng chỉ được tặng thuốc nhuộm tóc
- ·Có phải về Việt Nam đăng ký khi kết hôn ở nước ngoài?
- ·Phá đường dây vận chuyển gần 1,5 tạ pháo lậu từ nước ngoài về Việt Nam
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·TP.HCM: Điều tra vụ nam sinh bị ép xe máy, hành hung trên đường
- ·Ăn chặn tiền từ thiện trong bão lũ sẽ bị phạt thế nào?
- ·Vụ cầu hôn rồi sát hại bạn gái: Thêm tình tiết bất hảo của nghi phạm
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·CSGT có cần chứng minh lỗi vi phạm của tài xế trước khi kiểm tra giấy tờ?