【du doan macao】Rau an toàn được công nhận
(CMO) Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thuỷ sản tỉnh Cà Mau vừa cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn đối với cải xanh, cải xà lách và dưa leo cho Tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông), Tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Mỹ Điền (xã Đông Thới), Tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Cái Chim (xã Trần Thới) và Tổ hợp tác trồng rau an toàn thị trấn Cái Nước. Đây là tin vui không chỉ đối với các tổ hợp tác mà còn là niềm vui lớn đối với người tiêu dùng trên địa bàn.
Để tạo đầu ra cho sản phẩm rau an toàn không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vượt ngưỡng cho phép, các tổ hợp tác trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Cái Nước đã áp dụng quy trình trồng rau đúng theo tiêu chuẩn như: đất trồng rau không bị ô nhiễm, các loại phân sử dụng chủ yếu phân hữu cơ. Hàm lượng sử dụng cũng được dựa trên tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cây trồng, đặc biệt đối với rau, kết thúc bón phân trước khi thu hoạch sản phẩm ít nhất từ 15-20 ngày. Nguồn nước tưới sử dụng nước giếng khoan, không bị ô nhiễm và đảm bảo các tiêu chuẩn trồng rau an toàn.
Tích cực xây dựng vùng rau an toàn
Đặc biệt, để hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân huyện Cái Nước đầu tư nhà lưới cho các thành viên tổ hợp tác để ngăn chặn côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào. Từ đó, trong suốt quá trình gieo trồng cho đến khâu thu hoạch, gần như người trồng rau không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào để phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, sản phẩm sau khi thu hoạch lấy mẫu mang đi xét nghiệm đều đạt tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhân sản phẩm rau an toàn.
Huyện Cái Nước tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm rau an toàn đến người tiêu dùng. (Ảnh chụp tại lễ công nhận thương hiệu bồn bồn Cái Nước ngày 4/8/2017). |
Ông Nguyễn Út Trân, thành viên Tổ hợp tác trồng rau an toàn thị trấn Cái Nước, chia sẻ: "Do hiểu được tác hại của tập quán canh tác lạc hậu khi trồng rau là phải sử dụng thuốc để phòng trừ sâu bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người trồng rau và người tiêu dùng nên khi Hội Nông dân huyện Cái Nước phát động trồng rau an toàn theo chuỗi liên kết, bản thân tôi hết sức phấn khởi và đăng ký thực hiện với diện tích trên 200 m2. Ngoài được hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng nhà lưới mình còn được tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn".
Ông Út Trân cho biết thêm, trồng rau trong nhà lưới hết sức hiệu quả, hạn chế được nhiệt độ vào những hôm thời tiết nắng nóng, nhờ đó tiết kiệm được chi phí và công sức tưới nước. Ngoài ra, nhà lưới còn có tác dụng giảm tốc độ của hạt mưa, giúp lá rau không bị rách, tạo điều kiện thuận lợi cho rau sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, nhà lưới còn ngăn không cho côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào, nên trong suốt quá trình gieo trồng cho đến ngày thu hoạch không phải sử dụng thuốc để phòng trừ sâu bệnh và tạo được sản phẩm rau an toàn.
"Rõ ràng, trồng rau trong nhà lưới mang lại nhiều lợi ích thiết thực, vừa bảo vệ sức khoẻ cho người trồng rau, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng nên tôi cũng như các thành viên trong tổ hợp tác sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng", ông Út Trân tâm huyết.
Tạo đầu ra ổn định
Để tạo đầu ra cho sản phẩm rau an toàn, ngay từ khi triển khai dự án, Hội Nông dân huyện Cái Nước đã thành lập Hợp tác xã Nông sản thực phẩm an toàn tại chợ trung tâm thị trấn Cái Nước và xây dựng 2 quầy hàng gồm: quầy thịt heo an toàn và quầy rau an toàn. Đồng thời, Hội Nông dân huyện còn đứng ra làm trung gian giúp các tổ hợp tác trồng rau an toàn và Hợp tác xã Nông sản thực phẩm an toàn ký kết cung cấp, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
Tuy nhiên, do bước đầu các tổ hợp tác sản xuất rau an toàn mới được cơ quan chức năng chứng nhận 3 sản phẩm (cải xanh, cải xà lách và dưa leo) nên số lượng rau an toàn được bày bán tại quầy còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ.
"Để không ngừng đa dạng về chủng loại rau an toàn, hiện Hội Nông dân huyện Cái Nước tiếp tục phát động các thành viên tổ hợp tác tiếp tục gieo trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, kết hợp với cơ quan chức năng tiến hành lấy mẩu mang đi xét nghiệm để có thêm nhiều sản phẩm rau an toàn được chứng nhận đưa vào chuỗi cung ứng. Đồng thời, tăng cường quảng bá sản phẩm rau an toàn, giúp người tiêu dùng từng bước thay đổi hành vi, nhận thức về lợi ích của rau an toàn đối với sức khoẻ", ông Trần Vũ Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Nước, chia sẻ./.
Việt Tiến
(责任编辑:La liga)
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·TP. Đà Nẵng: Thu nội địa 5 tháng đạt gần 40% dự toán
- ·Cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý
- ·Không để tồn đọng hồ sơ hoàn thuế gây bức xúc cho doanh nghiệp
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 107.000 tỷ đồng
- ·Các chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2023
- ·Hà Tĩnh: Thu nội địa 6 tháng đạt 72% dự toán pháp lệnh
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Co ro đội mưa, thương lái đốt lửa sưởi ấm ngóng khách mua sắm Tết
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Chứng khoán hôm nay 10/2: VN
- ·Đề xuất số định danh cá nhân là mã số thuế của cá nhân, hộ gia đình
- ·Tổng cục Thuế được ký ban hành bảng giá lệ phí trước bạ ô tô, xe máy
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Hội thảo Hóa học xanh Việt Nam
- ·Thái Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp tại huyện Hưng Hà
- ·Cải cách thủ tục hải quan đóng góp quan trọng trong kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Vừa báo tin vui kỷ lục, ngành nông nghiệp lại đối mặt nỗi lo 'chạm ngưỡng'