【lịch sử đối đầu barca vs real】Việt Nam đã sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới trong công nghiệp bán dẫn
Cơ hội để công nghiệp bán dẫn Việt Nam cất cánh Nhóm ngành nào dẫn dắt “sóng” đầu tư năm 2024?ệtNamđãsẵnsàngđónlànsóngđầutưmớitrongcôngnghiệpbándẫlịch sử đối đầu barca vs real Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn |
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông |
Xin Thứ trưởng cho biết định hướng của Việt Nam trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp bán dẫn?
Định hướng thu hút FDI của Việt Nam hiện nay là thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các DN trong nước. Trong đó, Việt Nam ưu tiên các dự án như công nghệ cao, các dự án điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo... Dòng vốn đầu tư chất lượng đổ vào Việt Nam thời gian tới là rất hứa hẹn, đặc biệt là dòng vốn vào công nghiệp bán dẫn khi Việt Nam đang được coi là một mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất bán dẫn toàn cầu, là quốc gia có tiềm năng về đất hiếm và lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư trong xu thể dịch chuyển các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Với quyết tâm cao trong việc tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các DN bán dẫn hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, DN để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các DN Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn.
Xin ông cho biết những chuyển biến trong cơ hội thu hút đầu tư vào công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ chiến lược?
Như chúng ta đã biết, tháng 9/2023, Tổng thống Hoa Kỳ đã có chuyến tăm Việt Nam. Nhân chuyến thăm này, hai quốc gia đã ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Một trong những hợp tác đột phá giữa hai quốc gia trong giai đoạn tới là thỏa thuận hợp tác trong phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn nhất là đào tạo nguồn nhân lực.
Đây là yếu tố quan trọng tạo cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới trong sản xuất chip bán dẫn. Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, nhiều tập đoàn lớn đã bày tỏ sự quan tâm, tìm hiều để đầu tư vào công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Đơn cử, đoàn DN thuộc Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc; Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) và lãnh đạo các DN bán dẫn hàng đầu Mỹ như: Intel, Qualcom, Ampere, ARM...; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ)… đã tới Việt Nam tìm hiểu thị trường. Các nhà đầu tư từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản… cũng tăng cường các chuyến công tác tới Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao.
Việt Nam đã có sự chuẩn bị tích cực như thế nào để đón dòng vốn đầu tư quan trọng này, thưa ông?
Để thúc đẩy làn sóng đầu tư vào công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, thời gian vừa qua, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các nhà đầu tư trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chiến lược phát triển ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2030. Về nhân lực, Bộ KH&ĐT chủ trì, xây dựng và đang khẩn trương triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu rất cụ thể là đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn. Chính phủ cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), trong đó, công nghiệp bán dẫn là một trong 8 lĩnh vực phát triển trọng tâm của NIC. Đối với lĩnh vực này, NIC đã ký hợp tác với 2 tập đoàn thiết kế chip lớn nhất của Hoa Kỳ là Synopsys và Garden để thành lập trung tâm nghiên cứu, thiết kế chip trong các cơ sở của NIC. Bên cạnh nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư, trong đó dự kiến sẽ có những hỗ trợ thỏa đáng đối với lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, bán dẫn.
Đặc biệt, các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương đã được đảm bảo sẵn sàng. Đối với hạ tầng đất đai, các địa phương đã đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hình thành các mặt bằng sạch để có thể cung cấp cho các DN. Hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay cũng đang được tăng cường. Các địa phương cũng chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề về công nghệ thông tin, điện, nước, hạ tầng xã hội cho công nhân trong ngành bán dẫn. Như vậy, các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực đều thể hiện rằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng là rất đúng đắn, kịp thời để chúng ta có thể làm chủ và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành điện tử, bán dẫn toàn cầu.
Theo Thứ trưởng, đâu là những thách thức trong cạnh tranh thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam?
Hiện các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành công nghiệp bán dẫn là rất lớn, đến năm 2030 có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI, đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt. Nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ và Thủ tướng đang rất quyết liệt chỉ đạo Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón nhận được làn sóng đầu tư này. Trước hết, chúng ta phải có lộ trình chiến lược, hướng đi bài bản, căn cơ. Thứ hai, nhanh chóng triển khai để đáp ứng được ngay nhu cầu về nguồn nhân lực. Thứ ba, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Và để đưa ra những chính sách có tính cạnh tranh cao, Bộ KH&ĐT cùng các bộ, ngành đã và đang nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành này như: các loại thuế ưu đãi cho ngành bán dẫn; chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ngành công nghệ mới; cơ chế đối với các trung tâm nghiên cứu R&D; phát triển hạ tầng số....
Với quyết tâm cao, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành về phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn nhất là đào tạo nguồn nhân lực, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới hoạt động đầu tư, kinh doanh trong công nghiệp bán dẫn sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của Chính phủ cũng như cộng đồng các nhà đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Kinh doanh đa cấp: Không lừa được thì thách thức
- ·Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: DN sẽ gặp nhiều khó khăn
- ·Nỗi lo người dùng ATM
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Chi bôi trơn làm ngành vận tải èo uột
- ·Bí kíp trị bệnh cước chân tay đơn giản bằng rau củ quả
- ·Buffet cho rằng cựu TT Bush là người có phát ngôn kinh tế vĩ đại nhất lịch sử
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Chevrolet Corvette: Dòng xe thể thao thành công nhất thế giới
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Phải giải thích vì sao lãi mà vẫn tăng giá điện
- ·Bốn năm, tài sản của giới tỷ phú tăng gấp đôi
- ·Khuyến mãi rởm bủa vây người tiêu dùng dịp cuối năm
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Tìm hiểu Thỏa thuận Nga
- ·Vàng càng giảm giá khi người dân đua nhau tranh bán
- ·Đặt tên tiếng Việt cho doanh nghiệp nước ngoài
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Đủng đỉnh năm con Ngựa