【bảng xếp hạng giải vô địch mexico】Ðề án cải cách hành chính năm 2016
Để đẩy mạnh công tác CCHC Nhà nước, tạo bước đột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, ngày 15/1, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã ký quyết định ban hành Đề án về đẩy mạnh CCHC tỉnh Cà Mau năm 2016-2017.
Để đẩy mạnh công tác CCHC Nhà nước, tạo bước đột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, ngày 15/1, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã ký quyết định ban hành Đề án về đẩy mạnh CCHC tỉnh Cà Mau năm 2016-2017.
Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện công tác CCHC, bước đầu đem lại những kết quả nhất định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực từng bước được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính Nhà nước cơ bản được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, quản lý Nhà nước ngày càng tốt hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước một số nơi có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường.
Hầu hết các TTHC đều được các sở, ngành các cấp công khai tại bộ phận “một cửa”. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác CCHC còn nhiều hạn chế, yếu kém, một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, chất lượng văn bản còn hạn chế; tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính được sắp xếp, kiện toàn nhưng cơ cấu bên trong chưa thật sự tinh gọn, vẫn còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, có biểu hiện thoái hoá, biến chất và có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); TTHC còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên dẫn đến kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC (PAR INDER) của tỉnh Cà Mau ở mức thấp (năm 2012 xếp hạng 38/63, năm 2013 xếp hạng 42/63, năm 2014 xếp hạng 38/63 tỉnh, thành). Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh hằng năm đều tụt giảm (năm 2011 xếp hạng 32/63, năm 2014 xếp hạng 58/63 tỉnh, thành), từ đó cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém là sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền và thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thiếu kiên quyết, chưa tập trung cao; chưa có những giải pháp mang tính đột phá trong việc CCHC; kỷ luật, kỷ cương trong CCHC chưa nghiêm; trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu chưa được phát huy tốt.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém nêu trên và đẩy mạnh công tác CCHC của tỉnh một cách đồng bộ, toàn diện, tạo sự chuyến biến rõ nét về CCHC, đặc biệt là cải cách TTHC, nâng cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với tổ chức, công dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững... Đề án về đẩy mạnh CCHC tỉnh Cà Mau năm 2016-2017 đã cụ thể hoá và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thích hợp, giao trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị và có lộ trình tổ chức thực hiện.
Đề án nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp; bảo đảm hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; phát huy quyền dân chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực, thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của Nhân dân.
Đề án thực hiện sẽ cắt giảm hết các TTHC thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Kịp thời công bố 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương và phải được niêm yết, công khai đúng quy định. 100% TTHC phải có quy trình thực hiện. Rút ngắn từ 20-30% thời gian giải quyết những TTHC thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thuế, hải quan, điện, bảo hiểm xã hội...
Bài và ảnh: Hồng Phượng
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·6.378 tỷ đồng nạo vét, cải tạo tuyến luồng Cái Mép
- ·Chậm sắp xếp lại, xử lý nhà đất sở hữu nhà nước
- ·Việt Nam, Australia target US$10 billion in trade in 2020
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Kiểm soát lạm phát không quá mức từ 4
- ·Hải quan Hà Tĩnh 5 tháng số thu ngân sách đạt 39,5% dự toán
- ·Ban hành biểu phí qua phà Kênh Tắt và phà Láng Sắt, Quốc lộ 53
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao nhà “Mái ấm” cho hộ nghèo tại xã Bắc Việt
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Thời báo Tài chính Việt Nam điện tử: 3 năm vun trồng và chặng đường phía trước
- ·Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước
- ·Rà soát thực trạng cơ sở hạ tầng từng cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý hải quan
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
- ·Sử dụng toàn bộ nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển
- ·2.640 tài sản hạ tầng giao thông đường bộ cập nhật cơ sở dữ liệu
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·ABF và Hải quan Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong quan hệ hợp tác