【soi kèo urawa red diamonds】Tiếp sức nông thôn mới từ các chương trình lồng ghép
Xây dựng nông thôn mới (NTM) dựa trên 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường và hệ thống chính trị. Nếu chỉ cứng nhắc thực hiện đơn lẻ thì NTM thật khó cán đích,ếpsứcnocircngthocircnmớitừcaacutecchươngtrigravenhlồsoi kèo urawa red diamonds nhất là nhóm liên quan đến kinh tế - xã hội. Thời gian qua, nhiều chương trình lồng ghép như: Vay vốn, phát triển làng nghề, đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, bảo vệ môi trường… trên địa bàn tỉnh đang tiếp sức cho NTM phát huy hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ về đích.
“Cú hích” từ vốn lồng ghép và huy động
Bom Bo là xã nghèo của huyện Bù Đăng, có 44% đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế, việc phấn đấu đạt 19 tiêu chí NTM khá gian nan. Tuy nhiên, sau nhiều năm kiên trì tuyên truyền của các cấp ủy đảng, chính quyền và hội đoàn thể thì nhiều hộ sẵn sàng hiến đất, chặt cây, góp công; hộ nghèo chủ động vươn lên từ sự hỗ trợ của chính quyền và hội đoàn thể.
Ông Nguyễn Đức Đặng, Phó chủ tịch UBND xã Bom Bo cho biết: “Đồng bào dân tộc thiểu số ở xã còn khó khăn nên vận động tham gia xây dựng NTM không dễ. Nhưng sau nhiều năm tuyên truyền, nhân dân đã có sự chuyển biến nhận thức. Đến nay xã đã đạt 6 tiêu chí. Năm 2013, tổng diện tích đất được hiến là 1.642m2, huy động 120 ngày công; 2,5 tỷ đồng sửa đường, chỉnh trang khu dân cư và kéo điện. Đặc biệt, từ nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đầu năm 2012, toàn xã có 130 hộ nghèo, chiếm hơn 4% tổng số hộ thì cuối 2013 chỉ còn 82 hộ, chiếm 2,85%. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn xóa đói giảm nghèo là một trong những việc làm ý nghĩa, góp phần đưa phong trào NTM ở Bom Bo đi vào chiều sâu”.
Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 21 xã điểm xây dựng NTM. Năm 2013, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ mỗi xã điểm 305 triệu đồng để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Nhưng từ huy động, nguồn vốn có được cao gấp nhiều lần. Đó là vốn lồng ghép gần 94 tỷ đồng, 2.520 tỷ đồng dư nợ tín dụng và vốn dân đóng góp gần 104 tỷ đồng. Từ đó, các xã đã linh hoạt hơn trong tổ chức xây dựng NTM gắn với xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Thông qua chính sách hỗ trợ vốn vay ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch - vệ sinh môi trường, dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động... mà nhiều hộ dân được hưởng quyền lợi phù hợp, đời sống nâng lên.
Ông Nguyễn Văn Tỵ, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Hưng (TX. Đồng Xoài) cho biết: “Từ các nguồn hỗ trợ, xã đã tổ chức được 30 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăm sóc điều, cao su, tiêu, ca cao xen điều, trồng rau an toàn, nuôi bò lai sind, nuôi gà an toàn sinh học, nuôi cá nước ngọt với kinh phí trên 100 triệu đồng. Đồng thời cấp 169 triệu đồng triển khai 18 mô hình trình diễn khuyến nông; 18 mô hình nuôi bò lai sind, chăm sóc vườn cao su và nuôi gà thả vườn. Hiện xã Tiến Hưng đạt thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm, tăng 6% so năm 2012”.
Nhiều người nghèo có nhà và việc làm
Năm 2013, toàn tỉnh tổ chức được 83 lớp đào tạo nghề với 11 nghề tập trung cho 2.905 lao động nông thôn. Riêng tại xã Tiến Hưng đã tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho khoảng 50 người thuộc diện hộ nghèo. Hộ bà Trần Thị Mượt ở ấp 6, bà Nguyễn Thị Tuyết ở ấp 3 còn được hỗ trợ xây nhà tình thương.
Chị Phạm Thị Thảo ở ấp 4, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài) chia sẻ: “Gia đình tôi vốn rất khó khăn vì không có đất sản xuất, lại có người thường xuyên đau bệnh nên càng nghèo. Từ khi được xã cho vay vốn mở cửa hàng bán tạp hóa, chăn nuôi và cho vay vốn 167 để làm nhà, kinh tế gia đình tôi dần vực dậy. Tuy vẫn chưa khá nhưng đã thoát nghèo từ năm ngoái”.