【kq bong da my】Pháp chế tài chính: Hướng tới mục tiêu ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp
Là một trong những bộ sớm triển khai Đề án để thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ, Báo Hải quan đã phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính Nguyễn Trọng Nghĩa về vấn đề này.
Được biết đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tư pháp và yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Ông có thể cho biết một số nội dung lớn của Đề án này?
Đề án hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực các tổ chức pháp chế tài chính cả về tổ chức bộ máy, con người làm công tác pháp chế. Đề án xác định một số hoạt động cụ thể để kiện toàn và tăng cường năng lực cho các tổ chức pháp chế ngành Tài chính nói chung, Vụ Pháp chế Bộ Tài chính nói riêng, gồm 3 hoạt động chính, đó là: Khảo sát đánh giá tình hình tổ chức bộ máy và người làm công tác pháp chế của ngành Tài chính; nghiên cứu đề xuất mô hình hoạt động tổ chức pháp chế ngành Tài chính; xác định nhu cầu, lập “ma trận” bố trí người tham gia đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo đáp ứng yêu cầu về người làm công tác pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
Là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, hàng năm số lượng nghị định trình Chính phủ ban hành và thông tư do Bộ ban hành rất lớn. Có thể thấy đội ngũ làm công tác pháp chế ngành Tài chính đã nỗ lực, tích cực đóng góp vào kết quả công tác chung của Bộ. Tuy nhiên, trên một số mặt cụ thể vẫn còn hạn chế và yêu cầu cần phải đổi mới trong thời gian tới ra sao, thưa ông?
Hàng năm, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và ban hành là rất lớn. Riêng năm 2011 đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 25 nghị định, 20 quyết định và ban hành 189 thông tư, thông tư liên tịch. Ngoài ra, còn có rất nhiều văn bản hành chính thông thường khác. Điều đó đã đặt lên vai những người làm công tác pháp chế tài chính một trọng trách hết sức nặng nề.
Mặc dù đội ngũ CBCC pháp chế tài chính đã từng bước được tăng cường và cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, song trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và trước yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế, tài chính ngày càng sâu rộng nên trong một số mặt công tác cụ thể vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, công tác pháp chế ngành Tài chính cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn về mặt tổ chức của các tổ chức pháp chế thuộc các đơn vị thuộc Bộ từ Trung ương đến địa phương. Hai là, hoàn thiện về tổ chức bộ máy bên trong của Vụ Pháp chế Bộ Tài chính để triển khai tốt các nhiệm vụ được giao theo Nghị định 55. Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC pháp chế để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới...
Dự kiến, sau khi được kiện toàn, mô hình hoạt động của các tổ chức pháp chế ngành Tài chính (từ Bộ cho đến các tổng cục, các cục, vụ thuộc Bộ và tại các DN) sẽ được bố trí như thế nào, thưa ông?
Mô hình hoạt động của các tổ chức pháp chế ngành Tài chính được bố trí thành 4 nhóm, bao gồm: Vụ Pháp chế Bộ thực hiện hoàn thiện một bước về bộ máy bên trong, bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ và phân định rõ hơn giữa các phòng nghiệp vụ để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của pháp chế Bộ theo yêu cầu tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
Với tổ chức pháp chế tài chính tại các tổng cục và tương đương, sẽ xác định rõ mô hình tổ chức pháp chế từ tổng cục đến các cục, trên cơ sở đó triển khai nhiệm vụ giúp việc cho Tổng cục trưởng đồng thời là cánh tay nối dài của Vụ Pháp chế Bộ trong công tác pháp chế. Tổ chức pháp chế tài chính tại các cục, vụ thuộc Bộ tuỳ theo quy mô, yêu cầu công việc mà bố trí phòng pháp chế riêng hay lồng ghép vào một phòng đã có; đối với các đơn vị còn lại có cán bộ chuyên trách phụ trách công tác pháp chế...
Cùng với kiện toàn về tổ chức, công tác cán bộ luôn có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Xin ông cho biết, vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ CBCC pháp chế được thực hiện trong Đề án ra sao?
Đề án đưa ra hoạt động “Xác định nhu cầu, lập “ma trận” bố trí người tham gia đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo đáp ứng yêu cầu về người làm công tác pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP”. Công tác đào tạo đội ngũ CBCC pháp chế ngành Tài chính tập trung 4 nội dung lớn: Bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với bộ phận CBCC chưa có trình độ cử nhân Luật để đáp ứng yêu cầu trước mắt theo Nghị định 55; đào tạo cử nhân luật cho CBCC làm công tác pháp chế mà chưa có bằng cử nhân luật để đáp ứng yêu cầu sau 5 năm kể từ ngày Nghị định 55 có hiệu lực phải có bằng cử nhân Luật; Bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu trong một số lĩnh vực pháp luật nhằm đáp ứng với nhiệm vụ yêu cầu chuyên môn cao đặt ra...
Nhìn một cách tổng thể, là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án, ông đánh giá như thế nào về tổ chức pháp chế ngành Tài chính sau khi Đề án được thực hiện thành công?
Bộ Tài chính là một trong những bộ triển khai sớm nhất Đề án thực hiện Nghị định 55. Cùng với nhiều lĩnh vực khác, việc kiện toàn và tăng cường năng lực các tổ chức pháp chế Tài chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực tài chính bằng pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia.
Việc thực hiện thành công Đề án trong thời gian sắp tới sẽ giúp cho tổ chức pháp chế ngành Tài chính có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương với mục tiêu: “Pháp chế tài chính- làm tốt chức năng, chuyên nghiệp, hiệu quả”.
Minh Anh(thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
- ·Kêu gọi hành động, đưa ra hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa
- ·Tái chế xà phòng sạch
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền phân loại, xử lý rác thải tại nguồn
- ·Tiêu dùng xanh: Từ nhận thức tới hành động
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Agribank nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm 'dấu chân Carbon', hướng đến Net Zero
- ·Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
- ·Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
- ·Thúc đẩy xử lý chất thải rắn bằng lò hơi tầng sôi tại các nhà máy sản xuất giấy
- ·Doanh nghiệp cùng chung tay chống rác thải nhựa
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?