【bxh bóng đá nam thế giới】Thượng tôn pháp luật
Tuần qua,ượngtônphápluậbxh bóng đá nam thế giới khi thảo luận sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm nhất là chế tài nào đủ mạnh để khắc phục cho được tình trạng chậm gửi tài liệu, kéo dài từ kỳ họp này sang kỳ họp khác, từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Thật trùng hợp, thời điểm đó, Ủy ban Kinh tếphải hoãn phiên họp Thường trực mở rộng, mà lý do chính là vì tài liệu được gửi quá chậm.
Chuyện là, từ ngày 29/8/2022, Ủy ban Kinh tế đã gửi giấy mời tới một số cơ quan mời tham dự phiên họp Thường trực mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự ánLuật Đất đai (sửa đổi) vào sáng ngày 9/9/2022.
Đây là khâu bắt buộc để phục vụ phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật này, dự kiến vào ngày 22/9.
Điều 64, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình phải gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan khác của Quốc hội để tiến hành thẩm tra, tham gia thẩm tra.
Chiểu theo quy định này, chậm nhất trước ngày 2/9, hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải được đặt trên bàn các vị đại biểu được mời tham dự phiên thẩm tra, chí ít cũng phải đến được tay Thường trực Ủy ban Kinh tế.
Khoảng thời gian 5 - 7 ngày cũng mới chỉ tạm đủ để các vị đại biểu nghiên cứu hồ sơ một dự án luật thông thường (có dung lượng từ ngàn trang trở lên), chứ chưa nói đến dự án vô cùng khó như Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Vẫn biết, cơ quan thẩm tra không thụ động ngồi chờ cơ quan trình gửi hồ sơ mới tiếp cận vấn đề, mà đã chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, theo tinh thần làm việc đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội, ngay từ tháng 8/2021, khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai, cũng đã yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phải đồng hành cùng Chính phủ, không “ngồi chờ” thụ động.
Từ cuối tháng 7/2022, khi Ban Soạn thảo Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) công bố dự thảo và tổ chức xin ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các địa phương... đều có sự tham dự của đại diện Ủy ban Kinh tế.
Nhưng, được công bố để xin ý kiến nhân dân chỉ là dự thảo luật lần 1 và dự thảo tờ trình dự án luật khá vắn tắt. Hơn nữa, việc thẩm tra phải dựa trên hồ sơ chính thức được cơ quan trình dự án luật gửi tới, với đầy đủ báo cáo tổng kết thi hành luật hiện hành, báo cáo đánh giá tác động, báo cáo thẩm định, báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Chỉ tính riêng các luật liên quan đến Luật Đất đai đã là con số trên 100.
Thế nên, chỉ cần đọc được hết hồ sơ dự án cũng đã mất rất nhiều thời gian, chưa kể phải đọc với tư cách thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra. Bởi vậy, đến ngày 5/9, khi hồ sơ dự thảo vẫn bặt vô âm tín, thì Ủy ban Kinh tế buộc phải gửi văn bản đôn đốc.
Thế nhưng, ngày 8/9, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh vẫn buộc phải ký văn bản xin hoãn cuộc họp thẩm tra vì “đến hết ngày 7/9/2022, Ủy ban Kinh tế chưa nhận được hồ sơ của Chính phủ về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói rằng, cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án luật khi hồ sơ gửi không đúng thời hạn. Đại biểu Quốc hội, khi góp ý sửa nội quy kỳ họp, cũng đề nghị không trình Quốc hội xem xét đối với các dự án luật không đảm bảo thời hạn gửi theo quy định.
Nhưng các cơ quan của Quốc hội đã nhiều lần du di, Quốc hội cũng thế. Đến nỗi, có đại biểu đã khái quát rằng, gửi tài liệu chậm là “vấn đề muôn thủa, kỳ họp nào, tài liệu cũng chậm”.
Lần này, cơ quan chủ trì thẩm tra Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chắc cũng khó có thể giữ quan điểm “cứ đúng luật mà làm”. Bởi đã lỡ hẹn tới 4 lần, dự thảo luật cực kỳ quan trọng này mới có thể được trình ra Quốc hội ở Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), trong bối cảnh đổi mới chính sách về đất đai là yêu cầu hết sức bức thiết.
Thế nhưng, việc không chấp hành đúng quy định của luật, hay nói đúng ra là tinh thần thượng tôn pháp luật chưa được coi trọng đúng mức ở chính khâu xây dựng luật, sẽ khiến cho cảnh “bắc nước sôi chờ gạo” mãi không được cải thiện.
Như thế, thật có lý khi đại biểu Quốc hội đòi hỏi phải có chế tài đủ mạnh, để tinh thần thượng tôn pháp luật được thể hiện ở tất cả các khâu của quy trình xây dựng pháp luật.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Cựu Tổng thống Brazil nhập viện ở Mỹ vì đau ruột
- ·Giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm và 10 năm
- ·Cố vấn của Thủ tướng Nhật bị mẹ mắng vì hình ảnh gây ‘bão dư luận’
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Sân chơi dành riêng cho sinh viên thiết kế thời trang
- ·Công danh, tình duyên năm Quý Mão của 12 con giáp trong mắt chuyên gia quốc tế
- ·BHXH Việt Nam hợp tác với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 7%
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng của VPBank đạt 6.125 tỷ đồng
- ·Nga và Belarus ký bản ghi nhớ về an ninh và giảm thiểu các mối đe dọa
- ·Ra mắt “Thư viện hoang dã”
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Thắt chặt quan hệ hợp tác hiệu quả, có sản phẩm cụ thể
- ·Phương Tây không gửi xe tăng cho Ukraine
- ·HSBC sẽ hỗ trợ Việt Nam quảng bá về thị trường vốn
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/1: Lúa Đông Xuân sớm được mùa, giá cao